Mặc dù lực lượng chức năng luôn đưa ra khuyến nghị, cảnh báo về những nguy cơ gây cháy, nổ, nhất là sau mỗi vụ cháy gây thiệt hại lớn về người, tuy nhiên vẫn còn tâm lý chủ quan trong công tác phòng chống và trên thực tế, các vụ cháy vẫn liên tục xảy ra.
Phần lớn nguyên nhân cháy là do sự bất cẩn của con người, như: sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt không đúng cách, câu mắc điện sai kỹ thuật, vận hành trang thiết bị sản xuất sai quy trình. Kết cấu hạ tầng cũ kỹ, xuống cấp tại các nhà dân, nhà tập thể cao tầng cũ, thiết bị sử dụng lâu năm, không thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế…
Vụ cháy ngày 13/5 tại quận Hà Ðôngthêm một lần gióng lên cảnh báo về mối nguy hại của các “chuồng cọp” kiên cố và những nhà dạng ống chỉ có một lối thoát hiểm hoặc không lối thoát hiểm.
"Chuồng cọp" được làm bằng sắt thép, bê-tông kiên cố, đã cản trở lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường để dập lửa, giải cứu nạn nhân. Và người dân thường chủ quan, mất cảnh giác trước những thói quen sinh hoạt hằng ngày dễ dẫn đến hỏa hoạn như thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã, đun nấu, hút thuốc, sạc thiết bị điện…
Vụ cháy ngày 13/5 tại quận Hà Ðôngthêm một lần gióng lên cảnh báo về mối nguy hại của các “chuồng cọp” kiên cố và những nhà dạng ống chỉ có một lối thoát hiểm hoặc không lối thoát hiểm.
Vấn đề đặt ra hiện nay tại các khu nhà dân đã xây dựng từ lâu, khu chung cư, tập thể cũ không đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy nhưng cũng không thể cải tạo, khắc phục, do kinh tế eo hẹp. Vì vậy, các biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy chỉ dừng lại ở tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức phòng ngừa từ lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy cơ sở.
Cùng với đó, người dân chưa nhận thức được những nguy cơ tiềm ẩn gây cháy, nổ, yếu tố gây cháy lan, cháy lớn, có thể gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Ý thức chấp hành quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy của một số người dân còn hạn chế, thậm chí có thái độ thiếu hợp tác khi lực lượng chức năng kiểm tra, nhắc nhở. Nhiều gia đình có trang bị các thiết bị phòng cháy, chữa cháy nhưng khi xảy ra sự cố lại không biết cách sử dụng…
Ðể bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do cháy, nổ, mỗi người dân, mỗi gia đình cần chủ động chuẩn bị các phương án thoát nạn cho bản thân và người thân trong gia đình: Lắp đặt các thiết bị bảo vệ: cầu chì, rơ-le, aptomat; thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, thiết bị điện; tắt các thiết bị tiêu thụ điện khi không cần thiết, khi ra khỏi nhà, phòng làm việc; quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt khi đun nấu, thắp hương thờ cúng; lắp đặt các thiết bị cảnh báo cháy sớm, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện chữa cháy tại chỗ như nước, chăn, bình chữa cháy xách tay… để dập tắt cháy ngay từ khi mới phát sinh.
Ðể bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do cháy, nổ, mỗi người dân, mỗi gia đình cần chủ động chuẩn bị các phương án thoát nạn cho bản thân và người thân trong gia đình.
Khi xảy ra cháy, cần bình tĩnh, hô hoán báo động cho các thành viên di chuyển đến khu vực an toàn nhất, tuyệt đối không ẩn nấp trong phòng, nhà vệ sinh… Tổ chức chữa cháy, gọi điện báo cháy theo số 114. Các gia đình cần chuẩn bị sẵn thang, thang dây và các dụng cụ phá dỡ thông thường như búa, kìm cộng lực, xà-beng, để thoát nạn khi xảy ra sự cố.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Thường xuyên kiểm tra, yêu cầu các hộ gia đình, đặc biệt là hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dễ cháy xen lẫn trong khu dân cư cam kết thực hiện nghiêm các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Tổ chức lực lượng tại chỗ tuần tra canh gác ban đêm, phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp cháy, nổ, không để xảy ra cháy lớn. Vận động các hộ gia đình tự giác dỡ bỏ các bộ phận cơi nới, lều lán, mái vảy bằng các vật liệu dễ cháy sát nhau, thay thế bằng vật liệu khó cháy hoặc không cháy; tháo dỡ các vật cản trên các đường làng, ngõ xóm, tạo điều kiện cho việc chữa cháy.