Theo cách hiểu thông thường, kinh tế tri thức là nền kinh tế được phát triển chủ yếu dựa vào tri thức và công nghệ hiện đại. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng vận dụng các yếu tố của kinh tế tri thức; tập trung chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương triển khai và đạt nhiều kết quả. Nổi bật là TP Hồ Chí Minh, thời gian qua đã chú trọng hình thành những nền tảng của kinh tế tri thức với hàng loạt các chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung, Khu công nghệ cao, Khu nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm ươm tạo chuyên về trí tuệ nhân tạo, Công viên Khoa học và Công nghệ tại Khu công nghệ cao, Viện Khoa học và Công nghệ tính toán… Hiện Khu Công nghệ cao của thành phố đã thu hút 162 dự án với tổng mức đầu tư hơn 7,65 tỷ USD, giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao năm 2020 đạt hơn 20 tỷ USD, năng suất lao động bình quân gấp 20 lần bình quân của thành phố và hơn 60 lần bình quân cả nước…
Khi xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó tập trung phát triển các ngành ưu tiên có mức độ sẵn sàng cao như công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông; an toàn, an ninh mạng; công nghiệp chế tạo thông minh; tài chính - ngân hàng; thương mại điện tử; nông nghiệp số; du lịch số; công nghiệp văn hóa số… Đây chính là những thành tố quan trọng của nền kinh tế tri thức. Một lần nữa qua bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn chúng ta tiếp tục quán triệt sâu sắc tầm quan trọng, xu hướng phát triển tất yếu của kinh tế tri thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa đất nước hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Để làm tốt nhiệm vụ này, chúng ta cần nghiên cứu để đổi mới cơ chế, chính sách, tạo lập một khuôn khổ pháp lý phù hợp sự phát triển nền kinh tế tri thức. Tăng cường năng lực khoa học - công nghệ quốc gia để có thể tiếp thu, làm chủ, vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học - công nghệ mới. Phát triển nguồn lao động chất lượng cao, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài. Đầu tư phát triển mạnh mẽ hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Tích cực và chủ động hội nhập quốc tế nhằm tranh thủ nguồn ngoại lực, kết hợp nội lực để bắt kịp xu thế phát triển khoa học - công nghệ tiên tiến, phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa lực lượng sản xuất của đất nước.
Phát triển kinh tế tri thức, thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa
Bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã làm rõ những đặc tính ưu việt của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng như chỉ ra nhiều nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết mà Đảng, Nhà nước, nhân dân ta phải làm trong quá trình phấn đấu, xây dựng. Trong đó, chúng tôi quan tâm nội dung: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức…
Sản xuất thiết bị viễn thông công nghệ cao tại Công ty CP Công nghệ Công nghiệp Bưu chính Viễn thông (VNPT Technology) ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội). Ảnh: THANH HẢI |