Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
PV: Thưa ông, Hội nghị BCH T.Ư Ðảng lần thứ 6 (khóa X) ra Nghị quyết "Tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH đất nước". Xin đồng chí cho biết nội dung chủ yếu Chương trình hành động của Tổng LÐLÐ Việt Nam để thực hiện Nghị quyết này?
Ông Ðặng Ngọc Tùng: Hội nghị lần thứ 6 BCH T.ƯỰ Ðảng (khóa X) đã ra Nghị quyết "Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH đất nước".
Nghị quyết đã đưa ra khái niệm GCCN Việt Nam; xác định rõ sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam, đánh giá tổng quát tình hình GCCN Việt Nam trong những năm đổi mới, đề ra quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH đất nước.
Ðể thực hiện Nghị quyết xây dựng GCCN, Tổng LÐLÐ Việt Nam đã đề ra Chương trình hành động với ba mục tiêu quan trọng là: Nâng cao nhận thức của CNVC-LÐ cả nước về vị trí, vai trò của GCCN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH đất nước; góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, sức khỏe của công nhân; nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ cho CNLÐ; xây dựng GCCN lớn mạnh.
Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới; nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng GCCN của tổ chức Công đoàn.
Chương trình hành động của Tổng LÐLÐ Việt Nam đề ra một số chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2013 là:
Tham gia cùng cơ quan quản lý nhà nước phấn đấu có 70% số công nhân qua đào tạo chuyên môn, nghề nghiệp; 65% số công nhân được tham gia bảo hiểm xã hội trở lên.
Hằng năm, 100% số cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước tổ chức hội nghị cán bộ, công chức; hơn 90% số doanh nghiệp nhà nước tổ chức đại hội công nhân, viên chức, hơn 50% số công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn tổ chức hội nghị người lao động.
Từ năm 2008 đến năm 2013, kết nạp mới ít nhất 1,5 triệu đoàn viên.
Có 70% số doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định của Ðiều lệ Công đoàn thành lập được Công đoàn cơ sở và tập hợp được từ 60% trở lên số CNVC-LÐ trong doanh nghiệp gia nhập Công đoàn; có 70% trở lên số Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ký thỏa ước lao động tập thể, 100% số cán bộ công đoàn các cấp được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về lý luận, nghiệp vụ Công đoàn.
Hằng năm, có 80% số Công đoàn cơ sở ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước và 40% số Công đoàn cơ sở ở khu vực ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt tiêu chuẩn "Công đoàn cơ sở vững mạnh", có 10% đạt tiêu chuẩn "Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc".
Giới thiệu cho Ðảng mỗi năm ít nhất 30.000 công nhân ưu tú để cấp ủy Ðảng bồi dưỡng, kết nạp.
Tổng LÐLÐ Việt Nam đã đề ra năm nhiệm vụ và giải pháp cơ bản là: Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giai cấp công nhân đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HÐH đất nước.
Tham gia và chủ động giải quyết có hiệu quả những bức xúc của công nhân.
Ðẩy mạnh phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng GCCN, xây dựng Ðảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Vận động CNVC-LÐ tham gia các phong trào thi đua yêu nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng GCCN lớn mạnh.
Ðẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân và tổ chức, hoạt động công đoàn.
Chương trình hành động này đã được các cấp công đoàn cụ thể hóa và quyết tâm tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả.
PV: Phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh là nhiệm vụ rất quan trọng của các cấp Công đoàn. Ðề nghị đồng chí cho biết các biện pháp của Công đoàn để làm tốt công tác này?
Ông Ðặng Ngọc Tùng: Phát triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở (CÐCS) vững mạnh là nhiệm vụ vừa có tính chiến lược, vừa mang tính cấp bách của tổ chức Công đoàn.
BCH Tổng LÐLÐ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 3B về đẩy mạnh phát triển đoàn viên và xây dựng CÐCS vững mạnh.
Nghị quyết Ðại hội IX Công đoàn Việt Nam đã đề ra Chương trình phát triển một triệu đoàn viên trong nhiệm kỳ 2003-2008.
Công đoàn đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động không chỉ đối với CNLÐ mà cả đối với người sử dụng lao động về tổ chức Công đoàn, vai trò tích cực của CÐCS trong doanh nghiệp, quyền lợi, nghĩa vụ của đoàn viên, lợi ích của người lao động, của doanh nghiệp, khi gia nhập và thành lập Công đoàn, để công nhân tự giác gia nhập và tham gia hoạt động Công đoàn.
Ban hành quy định biên chế, tăng cường cán bộ chuyên trách đối với CÐCS có đông CNLÐ ở khu vực ngoài quốc doanh.
Tăng cường cán bộ có năng lực và kinh nghiệm cho công tác vận động, phát triển đoàn viên, xây dựng CÐCS vững mạnh.
Công đoàn các cấp đã chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng hoạt động về cơ sở, lấy CNLÐ làm đối tượng tuyên truyền, vận động, lấy chăm lo bảo vệ quyền lợi CNVC-LÐ, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển làm mục tiêu hoạt động.
Với nhiều biện pháp như trên, đến nay, hệ thống Công đoàn cả nước đã có gần 6,1 triệu đoàn viên và 93.054 CÐCS.
PV: Hiện phần đông số CNVC-LÐ còn gặp nhiều khó khăn về nhà ở, điều kiện làm việc... Các cấp Công đoàn cần hoạt động như thế nào để tích cực tham gia giải quyết các vấn đề nêu trên và thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, đưa nghị quyết vào cuộc sống?
Ông Ðặng Ngọc Tùng: Ðể tham gia giải quyết có hiệu quả những bức xúc của công nhân và thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LÐ, trong thời gian tới, các cấp Công đoàn cần chủ động thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
Phối hợp các cơ quan chức năng của Nhà nước, chính quyền ở địa phương xây dựng hoàn thiện chính sách, pháp luật, tổ chức thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của CNLÐ.
Chủ động nghiên cứu, tham gia sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật liên quan quyền, nghĩa vụ của công nhân và tổ chức Công đoàn, như: Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội; chính sách, pháp luật về bảo hộ lao động, chính sách đối với lao động nữ...; chính sách đào tạo, đào tạo lại tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ cho công nhân; khuyến khích công nhân tự học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ; đãi ngộ đặc biệt đối với công nhân có sáng kiến, có tay nghề cao, công nhân là người dân tộc thiểu số.
Tham gia với các cơ quan chức năng giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc trong công nhân như: vấn đề việc làm, thu nhập, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; bảo đảm cho CNLÐ có nơi ở; có nhà trẻ, mẫu giáo để gửi con; tham gia với người sử dụng lao động xây dựng thang bảng lương, định mức lao động.
Phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động tổ chức thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Giúp đỡ CNLÐ giao kết hợp đồng lao động; đại diện tập thể người lao động, thương lượng, ký kết và thực hiện Thỏa ước lao động tập thể với nhiều quy định có lợi cho người lao động.
Ðẩy mạnh việc ký Thỏa ước lao động tập thể cấp tổng công ty, tiến tới thực hiện ký Thỏa ước lao động tập thể cấp ngành nghề toàn quốc.
Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, kiến nghị xử lý nghiêm, kịp thời những vi phạm chính sách, pháp luật lao động...
Trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới, mỗi CNVC-LÐ cần quán triệt sâu sắc Nghị quyết T.Ư 6 và Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn.
Nỗ lực, sáng tạo trong lao động, học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, không ngừng rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật tác phong công nghiệp, nâng cao bản lĩnh chính trị, giác ngộ giai cấp; sống, làm việc theo pháp luật, lao động với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.
Tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng, thi đua yêu nước; thực hiện nghiêm nội quy, quy chế doanh nghiệp, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gương mẫu trong xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh doanh nghiệp.
Tham gia xây dựng Ðảng, phấn đấu trở thành đảng viên, tích cực đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Xin cảm ơn ông.