Thứ trưởng Trần Thanh Nam phát biểu tại hội nghị.

Trồng lúa chất lượng cao giảm phát thải đến 12 tấn CO2/ha

Ngày 4/9, tại Sóc Trăng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) và Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện mô hình thí điểm vụ thứ nhất của Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Gỡ vướng cho nhiên liệu sinh học

Nhiên liệu sinh học được coi là một trong những trụ cột năng lượng tái tạo giúp các quốc gia, trong đó có Việt Nam giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát thải carbon gây hại cho môi trường. Nhiên liệu sinh học hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động, thực vật (mỡ động vật, dầu dừa...), ngũ cốc (lúa mỳ, đậu tương, sắn...), chất thải trong nông nghiệp (rơm rạ, phân...), sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, gỗ thải, bã mía...).
Ảnh minh họa: https://www.pik-potsdam.de.

Biến đổi khí hậu: Thảm họa cận kề

Theo nghiên cứu mới vừa được Viện Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu Potsdam (PIK) công bố, ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ gây tổn thất 38.000 tỷ USD/năm cho các nền kinh tế. Trong khi đó, thảm họa đang ngày càng cận kề khi thế giới chỉ còn 2 năm để hành động nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu trở nên tồi tệ hơn.
Một bài đăng trên Twitter đưa tin sai lệch về núi lửa Etna. (Ảnh chụp màn hình)

Núi lửa không thải nhiều CO2 hơn các hoạt động của con người

Từ năm 2016 đến nay, thông tin "núi Etna của Italia - núi lửa cao nhất và hoạt động mạnh nhất ở châu Âu - thải ra lượng CO2 nhiều gấp 10.000 lần so với lượng CO2 con người thải ra trong toàn bộ thời gian tồn tại trên Trái đất" đã nhiều lần được lan truyền trên mạng xã hội. Tuy nhiên, các nhà khoa học và tổ chức quốc tế đã đưa ra bằng chứng và số liệu để khẳng định đây là thông tin vô căn cứ.