Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Long Biên cho biết, qua triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư; chỉ thị và kế hoạch của Tỉnh ủy Ninh Thuận về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, đã góp phần phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện được mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội tăng dần qua các năm, đến nay hơn đạt 106 tỷ đồng, tăng 86,8 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị 40-CT/TW. Riêng năm 2022, tăng 17 tỷ đồng và 2023 tăng 20 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do nguồn thu ngân sách địa phương còn thấp, trong khi nhu cầu vay vốn hỗ trợ tạo việc làm lại rất lớn, vì vậy đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tiếp tục dành sự quan tâm, bổ sung nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm cho tỉnh các năm tiếp theo tăng gấp 2 lần nguồn ủy thác địa phương, để đáp ứng nhu cầu về vốn vay chương trình tại tỉnh.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Long Biên phát biểu đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tiếp tục hỗ trợ địa phương về nguồn vốn vay cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong điều kiện tỉnh thu ngân sách còn thấp. |
Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp cho hơn 510.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách vay hơn 9.100 tỷ đồng. Trong 2 năm thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, nguồn vốn dự kiến tăng 960 tỷ đồng, tăng cao nhất từ trước đến nay.
Nhờ vốn tín dụng chính sách, nhiều hộ dân thuộc đối tượng vay được tiếp cận vốn nhiều hơn để phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, tăng thu nhập.
Nhờ vốn tín dụng chính sách, nhiều hộ dân thuộc đối tượng vay được tiếp cận vốn nhiều hơn để phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, tăng thu nhập. Đến cuối năm 2022, toàn tỉnh còn 11.015 hộ, giảm 3.196 hộ, giảm 1,86%; hộ cận nghèo còn 10.087 hộ, giảm 2.800, giảm 1,7% so với năm 2021.
Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Thuận Lê Minh Lộc, cho biết, đến nay tổng dư nợ các chương trình tín dụng toàn tỉnh đạt hơn 3.376 tỷ đồng, hơn 80.000 khách hàng còn dư nợ.
Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết không thuận lợi, tác động từ biến động giá cả nguyên liệu, nhiên vật liệu tăng cùng với quá trình sử dụng vốn của nhiều hộ vay gặp rủi ro, phải xử lý khoanh nợ, làm cho nợ khoanh chiếm tỷ lệ cao, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Dương Quyết Thắng phát biểu tại buổi làm việc. |
Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Dương Quyết Thắng đánh giá cao sự nỗ lực cũng như kết quả mà Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Thuận đã đạt được trong những năm qua, góp phần giúp cho người vay thay đổi nhận thức vay vốn và làm ăn có hiệu quả, từng bước vươn lên làm giàu, tạo lòng tin sâu sắc giữa người dân với Đảng, giữa Đảng với dân.
Thời gian tới, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam sẽ tăng thêm 40 tỷ đồng cho Ninh Thuận. Đồng thời, đề nghị Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tiếp tục duy trì và phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ tiết kiệm-vay vốn tại các địa phương, tại các phòng giao dịch ở xã, giải quyết nhanh, gọn, tạo mối quan hệ mật thiết giữa cán bộ tổ vay vốn với người dân khi đến làm hồ sơ vay.
Tiếp tục triển khai tốt hơn nữa Nghị quyết 11 của Chính phủ theo đúng đối tượng, không để xảy ra sai sót, để mỗi đối tượng được thụ hưởng theo nhu cầu, giải quyết tốt các vấn đề khó khăn về vốn vay cho người dân.
Đoàn công tác đi thăm hộ nghèo tại huyện Thuận Bắc nhờ được vay vốn Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đầu tư chăn nuôi, sản xuất vươn lên thoát nghèo bền vững. |
Trước đó, đoàn công tác đã đi kiểm tra tình hình thực hiện các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện Thuận Bắc.