Phát hiện hóa thạch bò sát ăn cỏ thời tiền sử tại Trung Quốc

Cơ quan Địa chất và Tài nguyên khoáng sản Trùng Khánh cho biết hóa thạch của một loài bò sát ăn cỏ có niên đại khoảng 170 triệu năm vừa được phát hiện tại khu vực Hồ chứa Tam Hiệp, Tây Nam Trung Quốc.
0:00 / 0:00
0:00
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo chuyên gia Wang Ping thuộc cơ quan trên, loài bò sát này có phần đầu to bằng quả táo và ba hàng răng lớn trong miệng. Kết quả giám định niên đại cho thấy loài bò sát này sống ở giai đoạn đầu của thời kỳ giữa kỷ Jura. Sống cùng thời kỳ này còn có Yunyang - loài khủng long có hóa thạch được khai quật lần đầu tiên vào năm 2015.

Dựa trên các mẫu hóa thạch của loài bò sát này, như hộp sọ, hàm dưới và răng, các nhà khoa học xác định loài này thuộc chi Tritylodon - một chi sinh vật nhỏ có hình thái tương tự hải ly, nhím và chuột đồng.

Theo các chuyên gia, Tritylodonts là một phần quan trọng trong quần thể động vật khủng long Yunyang và phát hiện này cho thấy thêm về sự đa dạng của các loài động vật có xương sống liên quan trong nhóm.