Ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế

NDO -

Sáng 29/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. (Ảnh: TRẦN HẢI)
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tình hình tháng 4 có những khó khăn, thách thức, tuy nhiên, tiếp nối đà phát triển của quý I, kinh tế-xã hội tiếp tục khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực. Các tổ chức quốc tế đánh giá tốt và dự báo tích cực về kinh tế Việt Nam. Kết quả này có được nhờ sự lãnh đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước, trong đó có Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, doanh nghiệp; sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế.

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm các tháng tới, Thủ tướng yêu cầu nhất quán giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trực tiếp chỉ đạo công tác này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ trưởng Tài chính phối hợp điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa chủ động, linh hoạt. Các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phải triển khai nhanh, đúng, đủ, để người dân và doanh nghiệp được hưởng thụ sớm, hưởng thụ thật, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; gia hạn nộp thuế; thực hiện các giải pháp bảo đảm công khai, minh bạch cho các thị trường trái phiếu, chứng khoán, bất động sản.

Thủ tướng đề nghị tiếp tục tháo gỡ các vấn đề về thể chế, cơ chế, chính sách, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các khó khăn, vướng mắc. Khẩn trương, quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đề ra tại Chương trình phục hồi và phát triển. Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Trưởng ban để chỉ đạo và thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Đồng thời, thành lập Tổ công tác do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Tổ trưởng để đôn đốc, hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trong lĩnh vực y tế. Thành lập 6 Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Tài chính làm Tổ trưởng để đôn đốc, kiểm tra, thúc đẩy việc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công…

Bộ Tài chính trình phương án phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước năm 2021, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, phù hợp quy định, tập trung cho các dự án hạ tầng giao thông của chương trình phục hồi và phát triển. Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình phân bổ số vốn còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; rà soát, tháo gỡ các rào cản, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh; khơi thông điểm nghẽn về huy động, sử dụng nguồn lực trong nền kinh tế; thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả hàng hóa, bảo đảm cân đối cung-cầu, điều hành, bình ổn giá phù hợp; bảo đảm cung ứng, lưu thông hàng hóa, cân đối về điện, xăng dầu; chủ động phương án sản xuất, vận hành, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong mùa cao điểm nắng nóng; rà soát, hoàn thiện Quy hoạch điện VIII. kỳ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn.

Anh Giang nhờ ghép tin ạ -0Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại phiên họp.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần theo dõi sát tình hình thiên tai, mưa lũ để có giải pháp ứng phó phù hợp; kiểm soát và ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi, thúc đẩy mạnh việc nghiên cứu và sản xuất vắc-xin dịch tả lợn châu Phi, bám sát diễn biến kinh tế thế giới, nhất là tình hình lạm phát, giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược, phân tích, dự báo, xây dựng trước các kịch bản phù hợp, phương án ứng phó kịp thời để điều hành sản xuất trong nước; xử lý nghiêm các sai phạm, không để thao túng, lũng đoạn thị trường.

Thủ tướng đề nghị triển khai hiệu quả việc mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới, bảo đảm an ninh, an toàn, nâng cao chất lượng dịch vụ, nhất là trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5; đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch, bảo đảm thông thoáng cho du khách nhưng kiểm soát được dịch bệnh; tiếp tục rà soát, triển khai các nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, đời sống người dân, chuẩn bị tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022 bảo đảm an toàn, nghiêm túc, chất lượng; khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị, tổ chức SEA Games 31 thành công, hiệu quả, tiết kiệm, bảo đảm tinh thần thể thao cao thượng, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Thanh tra Chính phủ xây dựng chương trình hành động của Chính phủ và chính quyền địa phương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…

★ Chiều cùng ngày, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ họp báo thường kỳ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn.

Anh Giang nhờ ghép tin ạ -0

Toàn cảnh buổi họp.

Bảo đảm thị trường chứng khoán an toàn, lành mạnh

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, đối với những vụ việc thao túng thị trường chứng khoán (TTCK), thời gian vừa qua, các sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã giám sát và thực hiện cảnh báo, xử lý các vụ vi phạm theo thẩm quyền.

Bộ Tài chính đưa ra một số giải pháp: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và tổ chức điều hành thị trường; tái cấu trúc TTCK theo các trụ cột gồm tăng hàng hóa chất lượng cho thị trường và cơ cấu lại thị trường; phát triển các nhà đầu tư, thúc đẩy hình thành các quỹ đầu tư, định chế đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, ưu tiên phát triển các nhà đầu tư dài hạn như các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm...; nâng cao hiệu quả công tác giám sát, được giám sát từ 3 cấp, đó là công ty chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán và Ủy ban Chứng khoán nhà nước; tăng tần suất giám sát thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu quả giám sát, cưỡng chế thực thi; kịp thời phát hiện và cưỡng chế rủi ro trên TTCK; tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong điều hành, quản lý giám sát TTCK, thị trường trái phiếu với thị trường tiền tệ, tín dụng ngân hàng, bảo hiểm, bảo đảm công khai, minh bạch trên thị trường vốn; tăng cường phối hợp các cơ quan thông tấn báo chí để kịp thời đưa các thông tin chính thống...

Anh Giang nhờ ghép tin ạ -0

 Các đại biểu tại phiên họp.

Bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu

Đại diện Bộ Công thương cho biết, tình hình địa chính trị hiện nay khiến nguồn cung nhập khẩu xăng dầu gặp khó khăn, giá cả tăng, nhất là chi phí về logistics. Trong bối cảnh đó, liên Bộ Công thương-Tài chính đã yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối chủ động nhập khẩu, cũng đã tính đến việc giảm công suất của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn và như vậy trong quý I/2022, vẫn bảo đảm đủ xăng dầu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đến quý II, sau khi làm việc với Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Bộ đã ban hành Quyết định số 242 ngày 24/2 về việc phân giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong quý II cho 10 tư nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu để bổ sung nguồn thiếu hụt từ nhà máy này. Như vậy quý II, chúng ta vẫn bảo đảm nguồn cung...

Suốt thời gian qua, liên Bộ Công thương-Tài chính đã sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu liên tục. Do đó mặc dù giá thế giới liên tục tăng nhưng mức tăng của chúng ta thấp hơn. Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội, liên Bộ Công thương-Tài chính tiếp tục nghiên cứu và rà soát khả năng giảm thêm thuế để phù hợp tình hình chung, quan trọng là bảo đảm cho các doanh nghiệp sử dụng xăng dầu đầu vào cũng như nhu cầu người dân.

Chưa thể coi Covid-19 là bệnh lưu hành

Đại diện Bộ Y tế cho biết, trên thế giới hiện chưa có quốc gia nào coi Covid-19 là bệnh lưu hành, nhưng một số nước nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch; một số nước thông báo dần coi Covid-19 trở thành bệnh lưu hành. Ở nước ta, dịch bệnh được kiểm soát rất tốt, tuy nhiên theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo vẫn có thể xuất hiện các biến chủng mới. Chúng ta đang trong giai đoạn giữa đại dịch và bệnh lưu hành. Căn cứ Nghị quyết số 128 của Chính phủ, Bộ Y tế đang xây dựng phương án ứng phó để có biện pháp phòng, chống dịch phù hợp như điều chỉnh định nghĩa các ca bệnh, hướng dẫn biện pháp cách ly với người tiếp xúc gần.