Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn DK1, Vùng 2 Hải quân chuyển quà Tết lên các tàu cho cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1.

Vui Xuân, đón Tết ở các Nhà giàn DK1

Đã thành thông lệ, hằng năm cứ vào dịp chuẩn bị Tết đến, Xuân về, Vùng 2 (Quân chủng Hải quân) lại tổ chức đoàn công tác ra thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ đang công tác trên các Nhà giàn DK1 và quân, dân huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Năm nay cũng vậy, những chuyến tàu gửi gắm tình cảm của quân và dân cả nước từ đất liền tiếp tục mang hàng hóa, nhu yếu phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đến với bộ đội Nhà giàn DK1.
Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong trao tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân ở Trường Sa.

Thiêng liêng Trường Sa

Một ngày cuối tháng 5 lịch sử, câu hát “Không xa đâu Trường Sa ơi” đã trở thành hiện thực đối với các thành viên trong đoàn công tác số 14. Khi con tàu Khánh Hòa-01 với số hiệu 561 kéo lên những hồi còi dài rời Cảng quốc tế Cam Ranh, khi những cánh tay rám nắng của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 955 Vùng 4, Quân chủng Hải quân vẫy tay chào tạm biệt, chúc chuyến hải lộ bình an, sóng yên biển lặng.
Đoàn công tác số 15 kết thúc tốt đẹp chuyến thăm quần đảo Trường Sa, nhà giàn DKI

Đoàn công tác số 15 kết thúc tốt đẹp chuyến thăm quần đảo Trường Sa, nhà giàn DKI

Ngày 31/5, Đoàn công tác số 15 của Quân chủng Hải quân do Đại tá Hoàng Lương Ngọc, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân làm Trưởng đoàn đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm, làm việc tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DKI. Phóng viên Báo Nhân Dân tham gia đoàn công tác đã ghi lại những dấu ấn nổi bật của chuyến đi.
Tết ở nơi đầu sóng

Tết ở nơi đầu sóng

Đó là những vuông bánh chưng đậm nét đặc trưng của miền sóng gió. Là bữa cơm tất niên với món ăn cổ truyền được bày biện thật công phu, thêm tiết mục chấm điểm. Và dễ đến mười mấy năm, kể từ những ngày thơ ấu, những người lính mới chơi lại trò ném vòng, nhảy bao bố… háo hức chờ phần thưởng dù đó chỉ là chiếc kẹo, phong bánh. Thiêng liêng nhất là khoảnh khắc giao thừa. Sóng vỗ bốn bề, đảo nhỏ quây quần, đầm ấm và bừng lên niềm tin, sức sống.

Các đặc công nhà giàn luyện tập.

Bài 5: Khi biển là máu thịt

NDĐT – Giông bão có thể quật đổ nhà giàn, nhưng không quật ngã được ý chí và bản lĩnh kiên cường của các chiến sĩ nhà giàn. 30 năm qua, có những chiến sĩ đã nằm lại với biển khơi nhưng điều đó không làm cho thế hệ trẻ nối tiếp bước lên nhà giàn nao núng. Nhà giàn là nơi lưu giữ quãng đời đầy ý nghĩa và tự hào của rất nhiều người lính hải quân.

Những ngôi nhà giàn giữa biển là điểm tựa bình yên của ngư dân.

Bài 4: Những “đốm sáng” thắp lên niềm hy vọng

NDĐT – Dù chỉ là những đốm sáng nhỏ nhoi giữa trùng khơi rộng lớn, nhưng từ 30 năm nay, nhà giàn DK1 đã trở thành một điểm tựa bình yên của hàng trăm nghìn ngư dân. Không ai bảo ai, nhưng tất cả đều vững một lòng tin, từ khi có những “đốm sáng” kia, họ yên tâm vươn khơi, khai thác, đánh bắt thủy hải sản xa bờ và cùng chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

Trung tá Trần Sỹ Hoành (ngồi giữa) cùng các đồng đội lúc đang công tác ở nhà giàn.

Bài 3: Nối tiếp “dòng máu” của lính nhà giàn

NDĐT – Miền Bắc những ngày cuối tháng 12, gió mùa tràn về, mưa phùn như Tết. Anh Nguyễn Đức Thắng vừa được cấp phép trở về từ nhà giàn Phúc Tần C DK1/17, đang tranh thủ chỉnh trang lại nhà cửa ở Thái Bình, và không quên gọi điện báo tin cho cậu em trai út đang ở nhà giàn: “Chú yên tâm, năm nay đã có anh ở nhà lo Tết cho mẹ”.

 

Thời gian nghỉ ngơi, các chiến sĩ nhà giàn cập nhật thông tin qua sách, báo. (Ảnh: QUANG HUY)

Bài 2: Tâm sự của ba thế hệ chỉ huy trưởng nhà giàn

NDĐT – Mỗi năm, 15 nhà giàn DK1 ở các bãi cạn Tư Chính, Ba Kè, Phúc Tần, Phúc Nguyên, Huyền Trân, Quế Đường… cùng nhau tổng kết để bình chọn một chỉ huy trưởng xuất sắc nhất. Họ chính là người đầu tiên chịu mọi sóng gió, vất vả để nêu gương, dẫn dắt tập thể cán bộ, chiến sĩ trong những ngôi nhà giàn cùng đoàn kết, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi đã gặp được ba người ở các thế hệ khác nhau từng nhận được sự tôn vinh ấy.

Bão biển ở nhà giàn.

Bài 1: Khúc tráng ca trong bão

NDĐT - Mỗi lần bão biển, ngay cả những con tàu ngày đêm ứng trực cũng được lệnh tìm nơi tránh trú, chỉ còn lại các anh, những người lính nhà giàn. Cuộc đời của người lính nhà giàn được khắc ghi bằng việc đương đầu với những cơn bão. Họ trở nên can trường hơn khi được huấn luyện, thử thách tinh thần để vượt qua bão, để bám trụ nhà giàn đến cùng, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.