Chiều 25/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh thời gian qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.
Chiều 17/3, tại thành phố Đà Nẵng, Thời báo Tài chính Việt Nam phối hợp Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng tổ chức Diễn đàn Kinh tế-Tài chính năm 2023 với chủ đề “Huy động các nguồn lực phát triển nhanh, bền vững vùng kinh tế trọng điểm miền trung”.
Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia có dân số sử dụng mạng xã hội tích cực nhất trên thế giới với khoảng 76,95 triệu người dùng, chiếm 78,1% dân số. Có thể thấy, mạng xã hội không còn chỉ đơn thuần là phương tiện truyền đạt thông tin mà còn là công cụ hữu hiệu trong việc truyền bá các sản phẩm văn hóa, lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống, sáng tạo và phổ biến những giá trị văn hóa mới.
Trong phiên thảo luận của Hội thảo Văn hóa 2022, dưới sự chủ trì của ông Lê Quang Minh, Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội, các diễn giả đã bàn luận về những vấn đề đang được quan tâm hiện nay, như chống các nội dung độc hại trên mạng, làm sao để giữ gìn được bản sắc các vùng nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới, các thể chế chính sách cho phát triển văn hóa.
Trong tham luận trình bày tại Hội thảo Văn hóa 2022, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định, Đảng luôn coi trọng vai trò của văn hóa, đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng, phát triển văn hóa. Các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam luôn nhất quán, không ngừng phát triển, là cơ sở quan trọng để hoàn thiện thể chế, chính sách, phát huy các nguồn lực xây dựng nền văn hóa Việt Nam “dân tộc, dân chủ, nhân văn và khoa học”.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo Văn hóa 2022, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định, Hội thảo là dịp để các nhà lập pháp, các nhà hoạch định chính sách cùng các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực văn hóa và lĩnh vực khác thảo luận, tìm kiếm các giải pháp xây dựng, hoàn thiện các thể chế, chính sách nhằm huy động, khơi thông và phân bổ hiệu quả các nguồn lực cho phát triển nền văn hóa.
Tại Hội thảo Văn hóa 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” diễn ra sáng 17/12 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đã có bài phát biểu khai mạc, trong đó nhấn mạnh, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Văn hóa của các dân tộc Việt Nam được coi là nguồn cội, là nguồn lực và sức mạnh mềm trong phát triển. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số luôn là một nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài được Đảng, Nhà nước đặt ra trong mọi thời kỳ.
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã đề ra các chủ trương, chính sách để thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa. Ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh tập trung phác họa chân dung ngành công nghiệp Âm nhạc và Điện ảnh của thành phố, qua đó nêu lên những định hướng, giải pháp chính trong phát triển ngành công nghiệp Âm nhạc và Điện ảnh thành hai ngành công nghiệp trọng điểm của thành phố.
Ngày 17/6/1999, Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” do UNESCO trao tặng. Sau 20 năm, ngày 30/10/2019, Thành phố Hà Nội tiếp tục được vinh danh là thành viên “Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO” với mục tiêu lấy Nguồn lực văn hóa và Sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị một cách bền vững.
Ngày mai (17/12/2022) tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh, sẽ diễn ra Hội thảo Văn hóa 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa”.