Người di cư ngủ trên boong của tàu cứu hộ “Ocean Viking” trên biển Địa Trung Hải ngày 6/11/2022 (Ảnh: SOS Mediterranee/ Reuters)

Liên hợp quốc kêu gọi an toàn cho người di cư

Liên hợp quốc bày tỏ lo ngại sau các vụ chìm tàu chở người di cư ở Địa Trung Hải mới đây, đồng thời kêu gọi tạo tuyến đường an toàn cho người di cư và tị nạn hướng đến các nước Liên minh châu Âu (EU). Trước đó, chỉ 4 người được cứu trong vụ tàu chở 45 người di cư chìm trên Địa Trung Hải không lâu sau khi khởi hành từ thành phố Sfax của Tunisia hôm 3/8.
Những người xin tị nạn, chủ yếu đến từ Venezuela, nghỉ ngơi trong lều do chính quyền Mexico dựng gần biên giới ở Nuevo Laredo, Mexico, ngày 27/6/2023. (Ảnh: Reuters)

Chung tay ứng phó thách thức di cư

Mexico và Mỹ đang hướng tới việc thành lập một trung tâm xử lý các vấn đề liên quan người di cư nhằm bảo đảm những người di cư đủ tiêu chuẩn có thể đến Mỹ một cách an toàn và trong trật tự. Việc các nước nêu cao tinh thần hợp tác là bước đi đúng hướng, giúp giải quyết một cách đồng bộ và hiệu quả bài toán di cư - thách thức chung của toàn châu Mỹ.
Hàng chục chiếc thuyền gỗ do người di cư sử dụng để đến quần đảo Canary được thấy tại cảng Arinaga, thuộc đảo Gran Canaria, Tây Ban Nha, ngày 7/6/2022. (Ảnh: Reuters)

Trụ cột để giải quyết thách thức

Mô hình hợp tác với Tunisia, đối tác ngoài Liên minh châu Âu (EU), để quản lý dòng người di cư nhận được sự hoan nghênh của các quốc gia thành viên trong khối. Dù còn nhiều khác biệt trong cách tiếp cận, song các thành viên EU cùng nhìn nhận sự hợp tác với các nước bên ngoài là trụ cột quan trọng để giải quyết thách thức dai dẳng với Liên minh Cờ xanh.
Ảnh minh họa. (Ảnh: AP)

Ngăn làn sóng di cư vào châu Âu - bài toán chưa có lời giải

Kể từ khi các biện pháp hạn chế để chống dịch Covid-19 được nới lỏng, làn sóng di cư lại trỗi dậy khiến nhiều quốc gia chật vật ứng phó thách thức nảy sinh. Ngăn làn sóng di cư vào châu Âu vẫn là mối lo thường trực của các thành viên Liên minh châu Âu (EU), nơi được coi là miền đất hứa của người di cư.
Người di cư ngủ trên boong của tàu cứu hộ “Ocean Viking” trên biển Địa Trung Hải ngày 6/11/2022 (Ảnh: SOS Mediterranee/ REUTERS)

Châu Âu vẫn khó giải bài toán người di cư

Theo số liệu của Cơ quan Bảo vệ biên giới châu Âu (Frontex), số vụ vượt biên trái phép vào lãnh thổ các nước Liên minh châu Âu (EU) năm 2022 vượt mốc 330.000 vụ, con số cao nhất kể từ năm 2016. Trong khi đó, các thành viên EU vẫn loay hoay tìm tiếng nói chung về vấn đề quốc gia nào chịu trách nhiệm tiếp nhận cũng như nghĩa vụ hỗ trợ người di cư từ các nước láng giềng và đối tác.
 Một cậu bé di cư cố gắng vượt qua hàng rào thép gai do Lực lượng Vệ binh Quốc gia Texas đặt tại biên giới giữa Hoa Kỳ và Mexico với mục đích củng cố an ninh biên giới và ngăn chặn người di cư vượt biên vào Hoa Kỳ, ngày 7/1/2023. (Ảnh: REUTERS)

Tín hiệu tích cực từ bài toán di cư

Tình trạng vượt biên trái phép vào Mỹ đã giảm mạnh sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden triển khai một loạt chính sách di cư mới kể từ đầu tháng 1/2023. Đây là tín hiệu tích cực ban đầu, cho thấy bài toán di cư ở Trung Mỹ đang được xử lý đúng hướng, giúp giải tỏa kịp thời những áp lực đối với hệ thống an ninh và an sinh xã hội của Xứ Cờ hoa.
Những người di cư. Ảnh: Reuters

Thúc đẩy hợp tác về người di cư

Trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế người di cư (18/12), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi thế giới "làm tất cả có thể" để ngăn chặn thiệt hại về tính mạng đối với người di cư, coi đây là mệnh lệnh nhân đạo, nghĩa vụ đạo đức và pháp lý.
Người di cư ngủ trên boong của tàu cứu hộ “Ocean Viking” trên biển Địa Trung Hải ngày 6/11/2022 (Ảnh: SOS Mediterranee/ REUTERS)

Thực trạng di cư đáng lo ngại

Theo báo cáo mới được Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố, tính từ năm 2014 đến nay, số người di cư trên toàn thế giới thiệt mạng trong hành trình tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn đã vượt 50.000 người. Cột mốc đáng buồn mới nhắc nhở về cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa hạ nhiệt và hành động để ngăn chặn vẫn chưa đủ.
Người di cư ngủ trên boong của tàu cứu hộ “Ocean Viking” trên biển Địa Trung Hải ngày 6/11/2022 (Ảnh: SOS Mediterranee/ REUTERS)

Châu Âu trước áp lực di cư

Tình trạng căng thẳng hiện nay của làn sóng di cư ở châu Âu gợi nhớ đến cuộc khủng hoảng tồi tệ từng làm chao đảo Lục địa già hồi năm 2015. Ðáng nói là, lạm phát, cuộc chiến năng lượng, xung đột tại Ukraine đang khiến vấn đề di cư không được quan tâm thỏa đáng, dù có thể khiến bất ổn kinh tế-xã hội tại châu Âu thêm trầm trọng.