Theo TTXVN, tối 27/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất thảo luận về việc thiết lập một chính quyền tạm thời ở Ukraine dưới sự giám sát của Liên hợp quốc và một số quốc gia, bởi ông Putin nghi vấn tính chính danh của tổng thống Ukraine Volydymyr Zelensky, người đã kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 5 năm 2024.
Theo đài RT ngày 27/3, trong cuộc gặp với thủy thủ đoàn sau lễ hạ thủy một tàu ngầm hạt nhân mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moskva sẽ không còn đặt nền tảng quan hệ với các đối tác phương Tây trên cơ sở lòng tin, trong bối cảnh xung đột tại Ukraine vẫn tiếp diễn.
Ngày 27/3, hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu tại thủ đô Paris của Pháp đã nhất trí duy trì các lệnh trừng phạt đối với Nga. Tuy nhiên khối không đạt được sự đồng thuận về thành lập liên minh quân sự "tự nguyện" do Anh, Pháp dẫn đầu tới Ukraine nhằm đảo bảo an ninh cho Kiev.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã nhất trí duy trì các lệnh trừng phạt đối với Nga đồng thời xem xét siết chặt hơn nữa các biện pháp này cho đến khi xung đột tại Ukraine chấm dứt.
Ngày 26/3/1956, Chính phủ Xô Viết quyết định hợp nhất Viện Nghiên cứu các vấn đề hạt nhân (INP) và Phòng thí nghiệm Vật lý Electron (EFLAN) của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Liên Xô thành Viện Nghiên cứu liên hợp hạt nhân (JINR) đặt tại thành phố Dubna, bên dòng sông Volga cách Moskva hơn 120km về phía bắc.
Ngày 25/3, Mỹ cho biết đã có các thỏa thuận riêng với Ukraine và Nga để đảm bảo Moskva và Kiev nhất trí duy trì an toàn hàng hải ở Biển Đen và tiếp tục không tấn công vào các cơ sở năng lượng của nhau.
Nga và Mỹ đã đạt được thỏa thuận về an toàn hàng hải ở Biển Đen và khôi phục xuất khẩu nông sản của Nga. Đây là một trong những nội dung được Điện Kremlin đề cập trong tuyên bố ngày 25/3, một ngày sau cuộc đàm phán cấp chuyên gia Nga-Mỹ tại Riyadh.
Cuộc đàm phán giữa các quan chức cấp cao của Liên bang Nga và Mỹ tập trung vào việc giải quyết xung đột Ukraine và an ninh hàng hải ở Biển Đen đã kết thúc tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia sau hơn 12 giờ thảo luận. Đại diện đoàn Nga đánh giá cuộc hội đàm giúp 2 bên "hiểu rõ lập trường của nhau".
Ngày 24/3, phái đoàn Nga và Mỹ đã bắt đầu cuộc đàm phán kín tại khách sạn The Ritz-Carlton, thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, nhằm thảo luận về giải pháp cho cuộc xung đột tại Ukraine và sáng kiến Biển Đen.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine ông Rustem Umerov ngày 23/3 cho biết vòng đàm phán mới nhất giữa Ukraine và Mỹ tại Riyadh, Saudi Arabia nhằm giảm leo thang xung đột với Nga đã diễn ra "hiệu quả và tập trung” về những vấn đề quan trọng, trong đó có năng lượng.
Ngày 22/3, Giám đốc Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia (ZNPP) Yury Chernichyuk khẳng định cơ sở này thuộc quyền kiểm soát của Liên bang Nga, và bác bỏ mọi khả năng can thiệp từ các bên, kể cả Mỹ và Ukraine.
Chính phủ Đức ngày 21/3 đã thông qua gói viện trợ quân sự mới trị giá 3 tỷ euro (khoảng 3,25 tỷ USD) dành cho Ukraine, đưa tổng viện trợ quân sự nước này cung cấp cho Kiev lên con số 28 tỷ euro, chỉ sau Mỹ.
Gói viện trợ mới nhất trị giá 3 tỷ euro của Đức dành cho Ukraine sẽ bao gồm các hệ thống phòng không Iris-T mới do Đức sản xuất và sẽ được chuyển giao trong 2 năm tới.
Các nhà lãnh đạo châu Âu và giới chức quân sự của khu vực này cũng đã tiến hành các cuộc họp bàn riêng rẽ để thảo luận về kế hoạch dài hạn nhằm mang lại hòa bình cho Ukraine.
Đề xuất Mỹ có thể sở hữu và vận hành các cơ sở năng lượng của Ukraine không chỉ làm dấy lên tranh cãi về chủ quyền mà còn đặt ra những hệ lụy địa chính trị sâu rộng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 19/3 tuyên bố Kiev sẵn sàng ngừng tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga nếu Moskva cũng dừng các cuộc tấn công tương tự nhằm vào Ukraine. Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga thông báo nước này đã tiến hành đợt trao đổi tù binh lớn nhất với Ukraine
Tổng thống Donald Trump cho hay, cuộc điện đàm nhằm "điều chỉnh phù hợp các yêu cầu và nhu cầu của cả Nga và Ukraine" khi ông tìm cách thúc đẩy lệnh ngừng bắn giữa hai quốc gia này.
Ngày 19/3, Bộ trưởng Giáo dục Nga Sergei Kravtsov đã công bố thành lập Hiệp hội Hỗ trợ tiếng Nga Á-Âu, nhằm mục đích tạo nền tảng thúc đẩy ngôn ngữ, thực hiện các chương trình giáo dục và nghiên cứu văn hóa Nga tại các quốc gia Á-Âu.
Ngày 18/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã tiến hành điện đàm với thời gian khoảng 2 giờ, trong đó tập trung trao đổi quan điểm về cách thức cải thiện quan hệ song phương và đưa ra các giải pháp từng bước giúp giải quyết cuộc xung đột Ukraine.
Sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nga và Mỹ đều bày tỏ tin tưởng kết quả của cuộc điện đàm sẽ giúp tiến gần hơn việc chấm dứt xung đột.
Ngày 18/3, trả lời báo chí, ông Dmitry Peskov, người phát ngôn Điện Kremlin tuyên bố, cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump sẽ diễn ra hôm nay từ 16 đến 18 giờ theo giờ Moskva (tức 20 đến 22 giờ Hà Nội).
Tân Thủ tướng Canada Mark Carney mở màn nhiệm kỳ bằng chuyến công du Pháp và Anh, phớt lờ Mỹ – láng giềng quyền lực và đối tác kinh tế số một. Động thái này không chỉ là cú đáp trả nhẹ nhàng sau lời nói nửa đùa nửa thật của ông Trump về việc “nhận Canada làm bang mới”, mà còn đặt ra câu hỏi: Phương Tây đang siết chặt hàng ngũ để chuẩn bị cho một tương lai không còn Mỹ dẫn dắt?
Ngày 17/3, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết Moskva và Washington đang trên đường khôi phục quan hệ song phương và tái thiết lập các cơ chế đối thoại ở nhiều cấp độ khác nhau.
Năm 1942, cô giáo trẻ 23 tuổi dạy tiểu học tên là Matryona Volskaya đã lập được một chiến công thật sự đặc biệt trong thời gian cô đang mang thai. Cô cùng với 2 nữ đồng đội cứu hơn 3.000 trẻ em khỏi sự săn lùng của quân đội Đức Quốc xã. Trong khoảng thời gian dài, hành động quả cảm của cô giáo trẻ không được mọi người biết đến, trong khi cô lại cho rằng mình chỉ đang hoàn thành nghĩa vụ của một công dân bình thường đối với đất nước.