Mê Linh tăng cường xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP

Thực hiện chỉ đạo của Thành phố Hà Nội , huyện Mê Linh đã xây dựng và triển khai Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 – 2025 với mục tiêu nâng cấp, hoàn thiện phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ cho 120 đến 140 sản phẩm. Đến nay huyện đã có 104 sản phẩm OCOP , cho thấy những nỗ lực đáng ghi nhận của chính quyền và người dân địa phương
0:00 / 0:00
0:00
Đóng gói sản phẩm của hợp tác xã Farm Mê Linh.
Đóng gói sản phẩm của hợp tác xã Farm Mê Linh.

Xúc tiến OCOPtạo sức bật cho các chủ thể

Theo Văn phòng điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội, huyện Mê Linh nằm ở phía tây bắc của Thủ đô, có diện tích tự nhiên hơn 14 nghìn ha, trong đó diện tích sản xuất đất nông nghiệp hơn 8.000 ha chiếm 57%, đất bãi bồi ven sông Hồng hơn 2.000 ha chiếm 28%. Đây là lợi thế để Mê Linh hình thành những cánh đồng chuyên canh, sản xuất quy mô lớn trong đó phải kể đến các sản phẩm OCOP, giúp tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp, tiếp tục đưa nông nghiệp trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của huyện.

Ghi nhận tại hợp tác xã Green Farm Mê Linh (thôn Cư An, xã Tam Đồng), đơn vị đã nhiều năm tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP. Hiện đơn vị có 4 sản phẩm OCOP gồm: Cốm ngọc tươi, bánh cốm, xôi cốm, và Chả cốm Green farm đã đạt được chứng nhận OCOP 3 sao. Nhờ tham gia chương trình OCOP, sản phẩm của hợp tác xã được nhiều người biết đến. Ước tính doanh số đạt hơn 15% so với doanh thu trước khi tham gia chương trình OCOP.

Mê Linh tăng cường xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP ảnh 1

Sơ chế, đóng gói sản phẩm của hợp tác xã Green Farm Mê Linh

Theo Giám đốc hợp tác xã Green Farm Mê Linh, Trần Thùy Liên, nhờ tham gia chương trình OCOP, cơ sở đã được tham gia chương trình xúc tiến thương mại tại các tuần hàng lớn do UBND huyện Mê Linh tổ chức nên doanh số bán hàng tăng cao. Hiện, cơ sở đang tạo công ăn việc làm cho 15 lao động tại địa phương theo thời vụ và theo hợp đồng lao động với mức lương từ 300 đến 400 nghìn đồng/ngày/người. Thời gian tới, hợp tác xã sẽ hoàn thiện một số sản phẩm mới để cung cấp vào các thị trường khác ngoài tỉnh.

Cũng được hưởng lợi về giá trị sản phẩm gia tăng nhanh chóng khi tham gia chương trình OCOP và được UBND huyện hỗ trợ kênh xúc tiến thương mại, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Mombeauty Mê Linh cũng được biết đến là đơn vị tiên phong trong phát triển sản phẩm OCOP và thích ứng nhanh với việc bán hàng tại các kỳ hội chợ thương mại do UBND huyện Mê Linh và các Quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội tổ chức.

Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Mombeauty Mê Linh, Nguyễn Thu Hương cho biết, chương trình OCOP đã giúp sản phẩm của hợp tác xã khẳng định được giá trị cũng như chỗ đứng trên thị trường. Thông qua các kỳ hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm đã tạo được sự kết nối, thúc đẩy được doanh số bán hàng cao hơn.

Huyện đã và đang hỗ trợ 6 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, tích cực kết nối với các đơn vị trong và ngoài thành phố, các chủ cơ sở tham gia sự kiện giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP giúp chủ thể sản xuất tăng giá trị kinh tế trên diện tích đất canh tác. Hiện Mê Linh đang có nhiều sản phẩm OCOP giàu tiềm năng như: Chè sen Mê Linh, hoa bất tử, bưởi đỏ Đông Cao, Cốm Tam Đồng…để tăng sức tiêu thụ sản phẩm, huyện.

Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, Lê Văn Khương

Ngoài các sản phẩm OCOP của hợp tác xã Green Farm Mê Linh, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Mombeauty Mê Linh, tại huyện Mê Linh còn có nhiều sản phẩm OCOP được thị trường trong và người nước đón nhận như: Sản phẩm từ tre của công ty TNHH Huhipro, các loại hoa hồng, hoa cúc của Công ty TNHH Vật tư và giống cây trồng Hà Nội…

Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, Lê Văn Khương cho biết, huyện đã và đang hỗ trợ 6 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, tích cực kết nối với các đơn vị trong và ngoài thành phố, các chủ cơ sở tham gia sự kiện giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP giúp chủ thể sản xuất tăng giá trị kinh tế trên diện tích đất canh tác. Hiện Mê Linh đang có nhiều sản phẩm OCOP giàu tiềm năng như: Chè sen Mê Linh, hoa bất tử, bưởi đỏ Đông Cao, Cốm Tam Đồng…để tăng sức tiêu thụ sản phẩm, huyện.

Đẩy mạnh Đề án OCOP

Theo đánh giá của các chủ thể, đa số sản phẩm sau khi được cấp sao OCOP đều có giá trị cao hơn và mở rộng được thị trường tiêu thụ, nên đa phần bà con rất phấn khởi và càng quyết tâm làm giàu từ OCOP.

Sở đã phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm gắn với văn hóa các tỉnh, thành phố Nam Bộ. Sự kiện đã giúp các chủ thể OCOP của Mê Linh nói riêng, chủ thể OCOP của Hà Nội và các tỉnh Nam Bộ nói chung tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận các giải pháp chuyển đổi số nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; nâng cao năng lực cho chủ thể OCOP về năng lực cộng đồng và tinh thần hợp tác… Nhờ đó, năng suất, thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện đã có nhiều khởi sắc.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, Tạ Văn Tường

Nhằm tiếp tục phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOP, huyện Mê Linh đã xây dựng Đề án phát triển Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025, toàn huyện có 122 sản phẩm được công nhận OCOP. Hiện, huyện đã lên kế hoạch đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cho 29 sản phẩm đăng ký tham gia. Hội đồng đánh giá phân hạng đã đánh giá, phân hạng được 28 sản phẩm đạt 3 sao, 1 sản phẩm đạt 4 sao. Đặc biệt, trong số 29 sản phẩm đã được đánh giá phân hạng, nhiều sản phẩm chế biến sâu như: Chè sen, các sản phẩm làm từ cốm tươi, sản phẩm thủ công mỹ nghệ thân thiện với môi trường được đánh giá giàu tiềm năng nâng hạng và trở thành sản phẩm chủ lực hứa hẹn trở thành mặt hàng xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao.

Mê Linh tăng cường xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP ảnh 2

Hợp tác xã Green Farm Mê Linh tham gia sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP

Để hỗ trợ huyện Mê Linh phát triển và khai thác tối đa thế mạnh các sản phẩm OCOP, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, Tạ Văn Tường, cho biết: mới đây, Sở đã phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm gắn với văn hóa các tỉnh, thành phố Nam Bộ. Sự kiện đã giúp các chủ thể OCOP của Mê Linh nói riêng, chủ thể OCOP của Hà Nội và các tỉnh Nam Bộ nói chung tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận các giải pháp chuyển đổi số nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; nâng cao năng lực cho chủ thể OCOP về năng lực cộng đồng và tinh thần hợp tác… Nhờ đó, năng suất, thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện đã có nhiều khởi sắc.

Như vậy, sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP và thực hiện Đề án phát triển Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025, huyện Mê Linh đã thu được những thành quả bước đầu mang lại sự phấn khởi cho người dân nông thôn. Tiếp tục khẳng định hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, trên địa bàn, đưa sản phẩm OCOP trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế nông thôn.