Mạng lưới đường xuyên Á trị giá 44 tỷ USD này hứa hẹn thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch khu vực thông qua việc liên kết các cảng biển, sân bay và các điểm đến du lịch hấp dẫn. Nhiều người cho rằng mạng lưới đường này sẽ biến giấc mơ một cộng đồng châu Á có mô hình liên kết kinh tế-chính trị-xã hội giống như Liên hiệp châu Ấu trở thành hiện thực.
Hình thành từ năm 1959, việc xây dựng mạng lưới đường xuyên Á đã được Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á - Thái Bình Dương của LHQ (UNESCAP) hỗ trợ trong suốt hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, đến tháng 4-2004 mới có bước đột phá lớn khi 23 nước châu Á ký thỏa thuận xây dựng mạng lưới đường xuyên Á tại phiên họp lần thứ 60 của UNESCAP tại Thượng Hải (Trung Quốc). Tháng 7 năm ngoái, bản đồ cho tuyến đường này đã được vẽ và lập các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản cho các tuyến đường và hệ thống tín hiệu biển báo thuộc mạng lưới, chẳng hạn như ký hiệu AH đi kèm với mã số vùng và tiểu vùng. Các tuyến đường có một chữ số (từ 1 đến 9) là đường nối các tiểu vùng. Đường có số từ 40 đến 59 và từ 400 đến 599 nối các nước khu vực Nam Á, tuyến đường số từ 10 đến 29 và 100 đến 299 dành cho các nước Đông - Nam Á.
A.Veeraragavan, một giáo sư thuộc Viện công nghệ hàng đầu của Ần Độ (IIT) và là một trong những chuyên gia về cầu đường cho rằng, mạng lưới đường xuyên Á sẽ góp phần tăng thêm 12-20% vào GDP của Ần Độ cùng với việc thúc đẩy mở rộng hơn nữa các tuyến đường ở nước này. Tỷ lệ tăng trưởng GDP rất khác nhau giữa các nước trong khu vực, song chắc chắn một điều là nhờ có mạng lưới đường tốt hơn sẽ giúp giảm số người chết do tai nạn giao thông ở các nước, đồng thời đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Các vấn đề về môi trường và các vấn đề liên quan việc phát triển hệ thống đường này đã được các nước châu Á đưa ra thảo luận. UNESCAP đã kêu gọi tổ chức một cuộc họp tại Băng-cốc để bàn về vấn đề cấp tài chính cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện vấn đề an toàn giao thông vì theo UNESCAP, đến năm 2020 khoảng hai phần ba số người chết do tai nạn giao thông trên thế giới (ước tính 440 nghìn trên tổng số 610 nghìn người chết/năm), có thể sẽ rơi vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Con số này cùng với số người bị thương trong các vụ tai nạn giao thông sẽ gây thiệt hại kinh tế từ 1-3% GDP của các nước trong khu vực. Các nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu nhờ du lịch như Thái-lan đang chờ đợi được hưởng lợi lớn từ tuyến đường xuyên Á được mệnh danh là "Con đường tơ lụa của thế kỷ 21" này. Thái-lan có khoảng 5.111 km thuộc mạng lưới đường xuyên Á đi qua, trong khi Trung Quốc dự kiến có 25.579 km. Ần Độ, nước có mạng lưới đường dài thứ hai thế giới sau Mỹ, dự kiến có 11.432 km đường xuyên Á.
Mạng lưới đường này đã thúc đẩy chính phủ các nước trong khu vực đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Tháng 4-2002, Ần Độ, Myanmar và Thái-lan đã nhất trí phát triển một mạng lưới đường nối ba nước. Năm 2005, Cơ quan phụ trách quốc lộ Ần Độ đã khởi động dự án Phát triển quốc lộ giai đoạn ba trị giá 12,54 tỷ USD nhằm nâng cấp 10 nghìn km quốc lộ đông đúc nhất của nước này thành đường bốn làn. Hệ thống đường xuyên Á hiện đã được đầu tư 26 tỷ USD và cần tiếp tục đầu tư thêm 18 tỷ USD. 83% mạng lưới đường cơ bản đã hoàn thành, tuy nhiên còn nhiều vấn đề đặt ra như các thủ tục thông quan qua các cửa khẩu và việc tuân thủ luật lệ giao thông của từng nước. Là một phần trong dự án Phát triển cơ sở hạ tầng vận tải đường bộ và đường sắt châu Á, hệ thống đường xuyên Á đem lại tiềm năng đáng kể về kinh tế-xã hội trong thế kỷ này và được coi là "Con đường tơ lụa của thế kỷ 21".