Luật Điện lực (sửa đổi): Cần hoàn thiện thể chế, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia

NDO - Qua nghiên cứu, tổng hợp và so sánh với những định hướng, chủ trương của Nghị quyết số 55-NQ/TW, Quy hoạch năng lượng Quốc gia và Quy hoạch điện VIII, Hội Dầu khí Việt Nam cho rằng việc hiện thực hóa các dự án nguồn điện khí, khí LNG và điện gió ngoài khơi vẫn tiếp tục gặp khó khăn vướng mắc đối với các cấp quản lý, các chủ thể và nhà đầu tư trong chuỗi dự án.
Việc hiện thực hóa các dự án nguồn điện khí, khí LNG và điện gió ngoài khơi vẫn tiếp tục gặp khó khăn vướng mắc.
Việc hiện thực hóa các dự án nguồn điện khí, khí LNG và điện gió ngoài khơi vẫn tiếp tục gặp khó khăn vướng mắc.

Điều đó dẫn tới nguy cơ làm chậm và không bảo đảm tốc độ phát triển các dự án nguồn điện trong ngắn hạn và dài hạn theo quy hoạch.

Đó là phát biểu của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam tại Tọa đàm Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần Nghị quyết 55-NQ/TW, Kết luận 76-KL/TW do Hội Dầu khí Việt Nam tổ chức từ ngày 16-10 tại Hà Nội.

Theo đó, với tư cách là cơ quan chủ trì, Bộ Công thương đã triển khai xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân từ ngày 28/3.

Cùng với đó, rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện, chỉ đạo, phối hợp hoàn thiện Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và các luật có liên quan cũng được thành lập với thành phần là các Cục, Vụ có liên quan thuộc Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) để rà soát các vướng mắc về pháp lý và hoàn thiện Dự án Luật.

Tới thời điểm hiện tại, cơ quan soạn thảo đã tiếp thu có chọn lọc khá nhiều các đóng góp của các cơ quan, các chuyên gia và các nhà khoa học trong lĩnh vực điện và năng lượng để hoàn thành dự thảo Luật Điện lực sửa đổi và trình lên các cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ và Quốc hội.

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) là một công trình trí tuệ, khoa học đa lĩnh vực của năng lượng trên cơ sở thực tiễn triển khai Luật Điện lực 2004 và những nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện, cùng với định hướng theo tinh thần Nghị quyết 55-NQ/TW, Kết luận 76-KL/TW và các chỉ đạo của Thủ Tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu, tổng hợp và so sánh với những định hướng, chủ trương của Nghị quyết số 55-NQ/TW, Quy hoạch Năng lượng Quốc gia và Quy hoạch Điện VIII, TS. Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam cho rằng, việc hiện thực hóa các dự án nguồn điện khí, khí LNG và điện gió ngoài khơi vẫn tiếp tục gặp khó khăn, vướng mắc đối với các cấp quản lý, các chủ thể và nhà đầu tư trong chuỗi dự án.

Việc hiện thực hóa các dự án nguồn điện khí, khí LNG và điện gió ngoài khơi vẫn tiếp tục gặp khó khăn, vướng mắc đối với các cấp quản lý, các chủ thể và nhà đầu tư trong chuỗi dự án. Điều đó dẫn tới nguy cơ làm chậm và không bảo đảm tốc độ phát triển các dự án nguồn điện trong ngắn hạn và dài hạn theo quy hoạch.

Luật Điện lực (sửa đổi): Cần hoàn thiện thể chế, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia ảnh 2

TS. Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam

Điều này dẫn tới nguy cơ làm chậm và không bảo đảm tốc độ phát triển các dự án nguồn điện trong ngắn hạn và dài hạn theo quy hoạch. Vì vậy, cần bổ sung quy định, cơ chế giải quyết các vướng mắc về chính sách trong hoạt động điện lực; xây dựng cơ chế bảo lãnh, quản lý Chính phủ về đa dạng hóa đầu tư hạ tầng truyền tải điện; xây dựng cơ chế giá trị phí truyền tải điện theo cơ chế thị trường.

Đặc biệt, dự thảo Luật cần có quy định cụ thể về cước phí nhập khẩu, tồn kho và phối hợp khí. Đồng thời, bảo đảm sửa đổi, bổ sung đồng bộ các luật liên quan như Luật Bảo vệ môi trường; các Luật về Thuế; Luật Tài nguyên Môi trường biển và hải đảo.

Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, công suất đặt điện gió ngoài khơi là 6.000 MW, chiếm 4% công suất đặt của hệ thống; đến năm 2050, công suất đặt điện gió ngoài khơi là 70.000-91.500 MW chiếm 14,3-16% công suất đặt của hệ thống, đứng thứ hai tính theo quy mô công suất đặt. Điện gió ngoài khơi phục vụ xuất khẩu được khuyến khích phát triển không giới hạn.

Song, quy định pháp luật hiện tại chưa thể điều chỉnh đầy đủ được việc phát triển dự án điện gió ngoài khơi. Cùng với đó, còn có nhiều trở ngại, bất cập của quy định pháp luật về điện gió ngoài khơi liên quan đến nhiều Bộ luật, Luật cũng như chức năng của nhiều bộ, ngành; chưa có quy định, cơ chế để phát triển dự án đầu tiên trong giai đoạn khởi tạo.

Đặc biệt, vẫn còn có cách hiểu khác nhau về việc cho phép (hoặc không cho phép) tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hoạt động đo gió, khảo sát địa chất, địa hình trên biển. Bên cạnh đó, chưa quy định cụ thể về hồ sơ, tài liệu, trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết việc chấp thuận đo đạc, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển.

Nhiều ý kiến tham dự tọa đàm cũng cho rằng, đây là giai đoạn quan trọng để các hội nghề nghiệp, cơ quan, tập đoàn, doanh nghiệp năng lượng trao đổi các luận cứ, các đánh giá cả về pháp lý và thực tiễn và cùng rà soát để đưa ra các ý kiến đóng góp về dự thảo Luật Điện lực, mà trong đó các cơ chế chính sách đang cần được gấp rút xây dựng và trình Quốc Hội ban hành.

Đồng thời, cũng đề xuất các cơ chế chính sách liên quan phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia nhằm bảo đảm an ninh năng lượng Quốc gia và phát triển kinh tế đất nước. Trong đó, coi việc hoàn thiện thể chế là yếu tố tiên quyết để thúc đẩy tiến trình xây dựng và phát triển hạ tầng năng lượng và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.