Long An thu hút đầu tư phát triển công nghiệp

* Cao Bằng xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa nông sản
Trên địa bàn tỉnh Long An có khoảng sáu nghìn doanh nghiệp trong nước hoạt động với tổng vốn đăng ký 109 nghìn 300 tỷ đồng; 585 dự án FDI đăng ký với tổng vốn hơn 3,5 tỷ USD. Ðể tiếp tục thu hút đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tỉnh Long An tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thực hiện các giải pháp tạo môi trường đầu tư thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

Nhờ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã đầu tư chăn nuôi, sản xuất và phát triển nghề thủ công truyền thống, vươn lên thoá
Nhờ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã đầu tư chăn nuôi, sản xuất và phát triển nghề thủ công truyền thống, vươn lên thoá

Ðịnh kỳ, tỉnh làm việc với các doanh nghiệp để hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Ðồng thời, tập trung đầu tư hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng về giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc,... phục vụ các chương trình phát triển công nghiệp, bảo đảm khi các dự án đầu tư vào tỉnh sẽ có đầy đủ điều kiện để vận hành.

* Ðể nông dân có thu nhập, ổn định đời sống, góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo các huyện, thành phố, các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể lồng ghép Chương trình 30a, 135, khuyến nông, khuyến công; mở các lớp dạy nghề, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân phát triển vùng cây, con phù hợp điều kiện, khí hậu thổ nhưỡng. Trên cơ sở đó, mở rộng, duy trì quy mô các vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm như vùng thuốc lá nguyên liệu tại các huyện Hòa An, Hà Quảng, Trùng Khánh, Thông Nông; vùng mía nguyên liệu tại các huyện Phục Hòa, Hạ Lang, Quảng Uyên, Thạch An; trồng cỏ voi nuôi bò thịt hàng hóa tại các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng; trồng khoai tây, lạc giống tại huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh; cây hồi ở các huyện Thạch An, Bảo Lâm, Bảo Lạc... Việc hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung tạo điều kiện cho khoảng 30% số hộ nông dân có thu nhập từ 12 triệu đồng đến 15 triệu đồng/năm, tăng dần số hộ có thu nhập từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng/năm, góp phần đẩy nhanh tốc độ giảm hộ nghèo trong năm 2015.