Nâng cao hoạt động phòng, chống tham nhũng tiêu cực trong ngành Tài chính:

Loại bỏ “cơ chế xin - cho”, “lợi ích nhóm” trong lĩnh vực tài chính

NDO - Bộ Tài chính cũng cho biết, trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành Tài chính, vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế để thực hiện công tác này hiệu lực, hiệu quả.
0:00 / 0:00
0:00
Loại bỏ “cơ chế xin - cho”, “lợi ích nhóm” trong lĩnh vực tài chính

Trong đó, với Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhiều điểm còn chưa hướng dẫn cụ thể nên việc triển khai thực hiện còn nhiều lúng túng. Vì vậy cần có thêm hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ để việc kê khai tài sản, thu nhập bảo đảm đúng theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng. Ngoài ra, do phương thức thanh toán điện tử còn hạn chế, việc sử dụng thanh toán tiền mặt trong xã hội còn phổ biến dẫn đến kiểm soát phòng ngừa tham nhũng còn khó khăn, hạn chế.

Để biến quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng thành hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân, trước hết phải là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Đảng bộ Bộ Tài chính đã gắn đấu tranh phòng, chống tham nhũng với đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Đảng bộ Bộ Tài chính đã gắn đấu tranh phòng, chống tham nhũng với đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có bản lĩnh chính trị và tư cách đạo đức tốt, không tham nhũng, tiêu cực. Kiên quyết loại bỏ ra khỏi đội ngũ những cán bộ, đảng viên, công chức có biểu hiện suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, bao che, dung túng hoặc né tránh, không tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Bảo đảm sự liêm chính của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị.

Toàn ngành đã quyết tâm phải kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng hoặc bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Trong tình hình hiện nay, phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài, phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. Mọi hành vi tham nhũng đã phát hiện được phải xử lý nghiêm minh và công khai, trên tinh thần thượng tôn pháp luật; không có vùng cấm; không có ngoại lệ. Đồng thời, cần có chính sách khoan hồng đối với người có hành vi tham nhũng nhưng đã chủ động khai báo, khắc phục hậu quả trước khi bị phát giác.

Phải tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế về kinh tế-xã hội, hệ thống pháp luật và quy định của Đảng về phòng, chống tham nhũng đồng bộ, thống nhất, khả thi; tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Trong đó, trọng tâm là công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn và người thân của họ. Chú trọng kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực; xóa bỏ đặc quyền, đặc lợi, kiểm soát có hiệu quả độc quyền của Nhà nước. Kiên quyết, kiên trì xây dựng một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ, để không thể tham nhũng, một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để không dám tham nhũng và một cơ chế bảo đảm để không cần tham nhũng.

Bên cạnh đó, cần phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; đề cao vai trò nòng cốt của các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng; tạo sự đồng thuận và quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, nhất là của quần chúng nhân dân, các cơ quan báo chí trong tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và vai trò, trách nhiệm của các thiết chế giám sát, phản biện xã hội trong phòng, chống tham nhũng, như cơ quan truyền thông, báo chí, đoàn thể, hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và nhân dân. Cần chủ động công khai, kịp thời cung cấp thông tin, định hướng tuyên truyền về kết quả phát hiện và xử lý tham nhũng, để báo chí và nhân dân theo dõi, giám sát. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo sự đồng thuận xã hội cao đối với công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua.

Loại bỏ “cơ chế xin - cho”, “lợi ích nhóm” trong lĩnh vực tài chính ảnh 1

Đảng ủy Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị sơ kết công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023

Việc đề ra và thực hiện các giải pháp phòng chống tham nhũng phải phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc. Trong từng thời gian khác nhau phải xác định những nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp có tính đột phá phù hợp với tình hình của đất nước, của ngành Tài chính, để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.

Nhằm đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, khắc phục những hạn chế, yếu kém để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực sự ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn tham nhũng, trong thời gian tới Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ đã đề ra. Trong đó, cần tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Đẩy mạnh việc rà soát để đề xuất, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội có liên quan đến các lĩnh vực, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng; Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra công vụ để kịp thời chấn chỉnh các vi phạm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với công chức, viên chức vi phạm quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, nhũng nhiễu, thờ ơ, vô cảm trong quá trình thực thi công vụ. Tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm soát nội bộ để khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính, giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý của cơ quan, đơn vị mình như: Công bố công khai địa chỉ thư điện tử, số điện thoại tiếp nhận thông tin, phản ánh về hành vi nhũng nhiễu, phiền hà, tiêu cực của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý.

Tăng cường kiểm tra, giám sát người đứng đầu đơn vị trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, việc thực hiện các kết luận, chấn chỉnh sau thanh tra, kiểm tra, việc thực hiện các quy định, quy chế về công tác tổ chức cán bộ, nhất là trong việc tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ; Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với Thủ trưởng các đơn vị để xảy ra sai phạm, cá nhân công chức có biểu hiện chuyên quyền, độc đoán, thiếu dân chủ và có sai phạm trong công tác quản lý cán bộ. Kịp thời biểu dương, khen thưởng người đứng đầu làm tốt công tác phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, quy định của Đảng đối với người đứng đầu để xảy ra tham nhũng nhưng phát hiện không kịp thời, để xảy ra hậu quả hoặc không tự phát hiện mà do các cơ quan chức năng phát hiện, nhất là đối với trường hợp bao che, ngăn cản việc phát hiện, xử lý tham nhũng.

Bộ Tài chính chú trọng thực hiện rà soát cơ chế, chính sách, phát hiện những sơ hở, bất cập trong thể chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm loại bỏ “cơ chế xin - cho”, “lợi ích nhóm”, thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

Để đạt được những mục tiêu đó, tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới, Bộ Tài chính chú trọng thực hiện rà soát cơ chế, chính sách, phát hiện những sơ hở, bất cập trong thể chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm loại bỏ “cơ chế xin - cho”, “lợi ích nhóm”, thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; tăng cường kiểm soát quyền lực trong nội bộ các cơ quan hành chính nhà nước. Tăng cường sự phối hợp giữa cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp ở địa phương và các đơn vị ngành dọc thuộc Trung ương quản lý trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; xác định rõ cơ chế quản lý, cơ chế chịu trách nhiệm và trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy đảng, cơ quan, tổ chức đơn vị.

Đẩy mạnh các biện pháp quản lý, kiểm soát nội bộ, để khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính, giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý của cơ quan, đơn vị mình, như: Công bố công khai địa chỉ hòm thư điện tử, số điện thoại tiếp nhận thông tin, phản ánh về hành vi nhũng nhiễu, phiền hà, tiêu cực của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát việc thi hành công vụ, nhiệm vụ, thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình để phát hiện và xử lý nghiêm tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, chú trọng thanh tra, kiểm tra theo rủi ro để kịp thời phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm về kinh tế, tham nhũng. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị qua thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, để thu hồi tiền, tài sản bị vi phạm, tham nhũng cho ngân sách nhà nước, bảo đảm hiệu quả, hiệu lực, kỷ cương, kỷ luật Tài chính Ngân sách nhà nước, góp phần chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.