Các nước tham dự Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP16) hôm qua đã nhất trí thông qua nghị quyết thành lập một Cơ quan tham vấn thường trực cho người dân bản địa để tham vấn về các quyết định của Liên hợp quốc về bảo tồn thiên nhiên.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi sẽ đảm nhận nhiệm vụ mới từ ngày 1/11 tới, sau khi hoàn thành nhiệm kỳ Ngoại trưởng trong chính quyền của Tổng thống Joko Widodo.
Thông điệp chính của tân Chủ tịch Philemon Yang tại Đại hội đồng Liên hợp quốc sắp tới sẽ là “sự thống nhất trong đa dạng, vì sự tiến bộ của hòa bình, phát triển bền vững và phẩm giá con người.”
Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng kinh tế thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.
Chiều 10/5 tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Nhóm làm việc về Cơ chế soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.
Ngày 27/4, Phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine cho biết, lực lượng này đã nhận và đang nghiên cứu đề xuất mới nhất của Israel liên quan đến một lệnh ngừng bắn và thỏa thuận thả con tin.
Kể từ sau khi xảy ra cuộc xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hamas và Israel ở Dải Gaza, khu vực biên giới Liban-Israel cũng trở thành một điểm nóng đáng lo ngại. Tình trạng bạo lực tại khu vực biên giới giữa Israel và Liban đã buộc hàng chục nghìn người phải sơ tán ở cả hai phía, cũng như làm dấy lên lo ngại về khả năng xung đột leo thang, đẩy quốc gia Trung Đông vốn lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng vào tình cảnh khó khăn chồng chất.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu một lần nữa bác bỏ triển vọng về một lệnh ngừng bắn ở Gaza, trong bối cảnh có nhiều thông tin liên quan tới các cuộc đàm phán về một thỏa thuận tạm ngừng bắn giữa quân đội nước này và Phong trào Hamas. Trước đó, theo nguồn tin thân cận với Hamas, các cuộc đàm phán đang được tiến hành để trả tự do cho hàng chục con tin mà Hamas bắt giữ để đổi lấy lệnh ngừng bắn kéo dài 3 ngày ở Gaza.
Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) tại Mali (MINUSMA) thông báo bắt đầu rút lực lượng khỏi quốc gia Tây Phi. Hoạt động này làm dấy lên lo ngại rằng cuộc tranh giành quyền kiểm soát lãnh thổ giữa các nhóm vũ trang ở phía bắc Mali sẽ ngày càng trầm trọng, dẫn đến các cuộc xung đột căng thẳng giữa các nhóm này với lực lượng của chính quyền quân sự. An ninh khu vực Tây Phi cũng đứng trước nhiều thách thức trong bối cảnh Pháp cũng rút quân khỏi Niger.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres và lãnh đạo một số quốc gia đã xác nhận sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hòa bình quốc tế do Ai Cập tổ chức vào ngày 21/10.
Indonesia là ứng cử viên do ASEAN giới thiệu đã đạt được số phiếu cao nhất là 186 phiếu, trong khi Cuba là quốc gia Mỹ Latinh nhận số phiếu cao nhất (146 phiếu).
Ngày 19/9, phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh SDG, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi thực hiện kế hoạch toàn cầu nhằm "giải cứu" Các mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
Theo UNICEF, 14 triệu trẻ em ở Sudan đang rất cần viện trợ nhân đạo. Khoảng 1,7 triệu trẻ em trong số này đã phải rời bỏ nhà cửa, thêm khoảng 2 triệu người rời bỏ nhà cửa trước cuộc xung đột ở Sudan.
Quỹ ứng phó tình trạng khẩn cấp (CERF) của Liên hợp quốc đã công bố khoản cứu trợ 150 triệu USD, mức phân bổ lớn nhất trong lịch sử của quỹ này, nhằm thúc đẩy hoạt động nhân đạo vốn đang thiếu nguồn tài trợ ở 13 quốc gia.