Bài 1: Khơi dậy tình cảm và ý thức cống hiến
Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Học tập và làm theo Bác bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, đã góp phần khơi dậy khát vọng phát triển, ý chí tự lực, tự cường của cán bộ, đảng viên tại nhiều địa phương, đơn vị.
Học tập đi đôi với làm theo
“Học tập và làm theo Bác bằng việc làm thiết thực, phù hợp với đồng đất quê hương, tạo ra hướng sản xuất mới, triển vọng, góp phần mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân vùng gò đồi”. Ðó là nhận xét của lãnh đạo huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình về Hợp tác xã sản xuất cây dược liệu sạch và kinh doanh nông nghiệp xã Cự Nẫm (Hợp tác xã dược liệu Cự Nẫm).
Cách đây ít năm, tỉnh Quảng Bình cũng như vùng đất bán sơn địa Cự Nẫm còn khá xa lạ với cây dược liệu. Chị Nguyễn Thị Giang, người con ở Cự Nẫm đã về quê khởi nghiệp, trồng thử nghiệm 2ha cây cà gai leo. “Trong ba năm đầu tôi trồng cà gai leo trong vườn nhà và bán nguyên liệu thô phơi khô với giá từ 70.000 đồng đến 100.000 đồng/kg, mỗi năm lãi hơn 100 triệu đồng. Cây cà gai leo có đầu ra ổn định, nhen lên hy vọng phát triển cây dược liệu trên vùng gò đồi”, chị Giang nhớ lại.
Năm 2018, Hợp tác xã dược liệu Cự Nẫm do chị Nguyễn Thị Giang làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc được thành lập. Hợp tác xã áp dụng quy trình trồng và chăm sóc cây cà gai leo bằng sản phẩm sinh học và phân chuồng ủ hoai mục; đầu tư các dây chuyền chế biến cao theo quy trình sản xuất ngành dược và đóng gói, kiểm tra chất lượng; đăng ký công bố chất lượng sản phẩm dược liệu chất lượng cao.
Hiện nay, Hợp tác xã dược liệu Cự Nẫm đã sản xuất tám loại sản phẩm dược liệu. Trong đó, cao thìa canh đạt sản phẩm OCOP 4 sao, cao cà gai leo là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Tất cả các sản phẩm của hợp tác xã đều được dán nhãn QR-code truy xuất nguồn gốc. Bình quân mỗi năm, doanh thu của hợp tác xã khoảng 5 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 500 triệu đồng.
Hợp tác xã dược liệu Cự Nẫm mạnh dạn mở rộng diện tích trồng cây cà gai leo bằng cách liên kết với nông dân nhiều nơi trên vùng đồi phía tây huyện Bố Trạch trồng, chế biến cây thìa canh, chè vằng, cây lạc tiên, kim tiền thảo, xạ đen...; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, hình thành chuỗi sản xuất theo quy trình khép kín từ trồng nguyên liệu, chế biến đến đóng gói sản phẩm để đưa ra thị trường.
Hiện nay, Hợp tác xã dược liệu Cự Nẫm đã sản xuất tám loại sản phẩm dược liệu. Trong đó, cao thìa canh đạt sản phẩm OCOP 4 sao, cao cà gai leo là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Tất cả các sản phẩm của hợp tác xã đều được dán nhãn QR-code truy xuất nguồn gốc. Bình quân mỗi năm, doanh thu của hợp tác xã khoảng 5 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 500 triệu đồng.
Hợp tác xã dược liệu Cự Nẫm quan tâm công tác thị trường. Giám đốc Nguyễn Thị Giang sử dụng các nền tảng mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu và cung ứng sản phẩm; thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc các hội chợ OCOP trong tỉnh và nhiều nơi trong cả nước để bán hàng.
Mới đây, chị Nguyễn Thị Giang liên kết với Oxalis - đơn vị du lịch hàng đầu tại Quảng Bình và một số doanh nghiệp, khách sạn ở Ðồng Hới, Phong Nha-Kẻ Bàng để giới thiệu sản phẩm. Kênh phân phối hàng hóa này hiện đang cho thấy hiệu quả khi trong mùa du lịch cao điểm vừa qua, rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đánh giá cao và chọn mua sản phẩm dược liệu dạng cao của đơn vị.
Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bố Trạch Trần Văn Thăng, Hợp tác xã dược liệu Cự Nẫm luôn sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều lao động. Hướng đi mới của đơn vị từng bước khẳng định thương hiệu “nông nghiệp sạch”, nâng cao giá trị hàng hóa ngành nông nghiệp của địa phương. Ở vùng quê nghèo thuần nông, đây là điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cần được nhân rộng, đồng chí Trần Văn Thăng nhấn mạnh.
Nêu gương sáng, truyền cảm hứng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Ðảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”.
Trong những tháng ngày gồng mình chống chọi với dịch Covid-19, hàng nghìn bạn trẻ tình nguyện ở thành phố mang tên Bác đã không ngại nguy hiểm, vất vả, xung phong nơi tuyến đầu. Và nhiều gương mặt tiêu biểu đã được kết nạp Ðảng ngay trong mùa dịch.
Theo Ban Tổ chức Quận ủy Phú Nhuận, trong năm 2021, quận đã kết nạp 45 đảng viên công tác trong tuyến đầu chống dịch. Nhiều quần chúng đã đón nhận niềm vui này khi đang dốc sức cùng với các lực lượng tuyến đầu chăm lo sức khỏe cho người dân trong giai đoạn khó khăn nhất của thành phố.
Trong những tháng ngày gồng mình chống chọi với dịch Covid-19, hàng nghìn bạn trẻ tình nguyện ở thành phố mang tên Bác đã không ngại nguy hiểm, vất vả, xung phong nơi tuyến đầu. Và nhiều gương mặt tiêu biểu đã được kết nạp Ðảng ngay trong mùa dịch.
Buổi sáng ngày 6/6/2021 là khoảng thời gian không thể nào quên đối với chiến sĩ dân quân Trương Thành Sơn, thuộc Ban Chỉ huy Quân sự phường 13, quận Phú Nhuận khi đồng chí được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Ðảng. “Tôi rất hạnh phúc khi được kết nạp Ðảng ngay trong những ngày người dân thành phố phải vượt qua khó khăn, tự thấy mình phải nỗ lực hơn để xứng đáng là đảng viên, là Bộ đội Cụ Hồ”, đồng chí Trương Thành Sơn chia sẻ.
Từ tháng 5/2021 đến tháng 11/2021, Quận ủy Tân Bình đã kết nạp 101 quần chúng vào Ðảng, trong đó có 52 đảng viên đang tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Xem lại những tấm ảnh do chính mình chụp tại Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 đa tầng quận Tân Bình, anh Nguyễn Hoàng Nam, sinh năm 1992 vẫn còn nhiều xúc động về những tháng ngày không thể nào quên. Là nhân viên Nhà Văn hóa Lao Ðộng thuộc Liên đoàn Lao động quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, khi dịch Covid-19 năm 2021 diễn biến phức tạp, Nguyễn Hoàng Nam đã xung phong ở lại cơ quan thực hiện “ba tại chỗ”, hăng hái tham gia đội tình nguyện viên. Anh còn tình nguyện tham gia hỗ trợ người dân tại các điểm tiêm vaccine cộng đồng, tham gia đội “ATM Oxy” hỗ trợ các ca F0 điều trị tại nhà bất kể ngày đêm.
Tháng 9/2021, Nguyễn Hoàng Nam vinh dự được kết nạp Ðảng. Anh Nam tâm sự, những việc làm của mình dù có vất vả nhưng đó là những ngày tháng thử thách bản lĩnh đối với một người trẻ. Và anh, cũng như nhiều thanh niên tràn đầy nhiệt huyết, không ngại khó khăn đã vượt qua được thử thách ấy để góp phần đưa thành phố trở lại cuộc sống bình thường.
Lan tỏa sâu rộng, tác động mạnh mẽ
Thấm nhuần lời dạy của Bác “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”, Tỉnh ủy Quảng Ninh luôn xác định việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải gắn chặt chẽ với triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, mọi quyết sách, hành động đều vì hạnh phúc của nhân dân. Trong năm 2022, toàn tỉnh đã có 203 mô hình tập thể, 155 mô hình cá nhân đăng ký mô hình tập thể, cá nhân tiêu biểu cấp tỉnh trong Học tập và làm theo Bác. Hầu hết các mô hình đều lựa chọn những vấn đề cấp thiết gắn với nhiệm vụ chính trị của từng cá nhân, từng cơ quan, đơn vị, địa phương, có lộ trình và giải pháp thực hiện cụ thể. Một số cấp ủy như Than Quảng Ninh, Cẩm Phả, Móng Cái, Bình Liêu, Tiên Yên, Ðầm Hà, Ba Chẽ… đã triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cụ thể, thiết thực, sát với tình hình thực tiễn của từng đơn vị, địa phương.
Ðể hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới, thực hiện lời dạy của Bác phải biết dựa vào dân, lấy dân làm gốc, đoàn kết quân dân, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng Pò Hèn luôn phối hợp tốt với cấp ủy, chính quyền xã Hải Sơn xây dựng, củng cố cơ sở chính trị địa phương vững mạnh; phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên để nắm chắc, bám sát địa bàn, từng đoạn biên giới, từng cột mốc biên giới, từng hộ gia đình. Cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị tích cực, chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới bằng nhiều việc làm thiết thực, như nạo vét kênh mương, di dời các công trình vệ sinh, chăn nuôi ra xa nơi ở, nơi sinh hoạt; thực hiện tốt mô hình “Bò giống cho người nghèo nơi biên giới”, “Mái ấm biên cương” và “Nâng bước em tới trường”, “Con nuôi Ðồn Biên phòng”. Ðơn vị đã tham gia xây dựng năm vườn mẫu trồng cây ăn quả giúp người dân phát triển kinh tế, góp phần để xã Hải Sơn về đích xây dựng nông thôn mới trước một năm.
Thiếu tá Mai Văn Thể, Chính trị viên Ðồn Biên phòng Pò Hèn cho biết: Hằng năm, đơn vị đều hướng dẫn đảng viên đăng ký thực hiện việc tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu; xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu cụ thể để từng đảng viên phấn đấu thực hiện; tổ chức phong trào “Mỗi ngày học một lời Bác Hồ dạy”, “Mỗi tuần một câu hỏi, một đáp án”. Ðơn vị đã có hàng trăm lượt tập thể, cá nhân được các cấp khen thưởng. Ðảng bộ Ðồn Biên phòng Pò Hèn có bốn năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cấp trên khen thưởng.
Năm 2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai đưa việc Học và làm theo Bác trở thành phong trào thi đua, được đánh giá hằng năm, với trọng tâm là việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Hồng Dương cho biết: Ðể việc học tập, làm theo và nêu gương theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tiếp tục đi vào nền nếp, các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị trong tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong việc nghiên cứu, vận dụng và cụ thể hóa nhiệm vụ học tập và làm theo Bác phù hợp với thực tế địa phương; đề cao thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu; quan tâm triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, là cơ sở để đánh giá cán bộ, đảng viên cuối năm.
Ðưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành phong trào thi đua rộng khắp trên địa bàn tỉnh; đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, chú trọng biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các nhân tố mới, điển hình xuất sắc trong học tập và làm theo Bác với tinh thần “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, tạo sự lan tỏa trong xã hội.
(Còn nữa)