“Tui tưởng đã chết ở trong căn hầm đó rồi. Sinh xong, chỉ kịp nhìn con o oe tìm sữa là ngất lịm đi. Vậy mà cũng đã hơn 60 năm”, bà Hoan móm mém cười, mắt nheo nheo nhìn ra phía đảo Cồn Cỏ đang vào chiều gió lộng.
Những năm tháng đấu tranh giành từng tấc đất quê hương, bám vào lòng đất mà giữ đất, dùng lời ca tiếng hát để gửi tình yêu quê hương tới những người bên kia giới tuyến, cảm hóa đối phương…, tất cả được tái hiện đầy cảm xúc trong chương trình nghệ thuật chính luận “Khát vọng hòa bình”.
Chương trình nghệ thuật chính luận “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình” tại Kỳ đài bờ bắc sông Bến Hải-cầu Hiền Lương vừa khép lại với nhiều cảm xúc của đông đảo khán giả, đặc biệt là với người dân Quảng Trị ở đôi bờ giới tuyến 70 năm trước. Xin điểm lại những hình ảnh xúc động của chương trình.
Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt "Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình" đã đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.
Với thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh - tiền đồn của miền bắc xã hội chủ nghĩa, hậu phương trực tiếp của cách mạng miền nam, đã được Bác Hồ khen tặng chiếc máy cày. Suốt những năm tháng chiến tranh cho đến ngày hòa bình, món quà Bác tặng đã trở thành nguồn cổ vũ, thành minh chứng cho tinh thần chiến đấu và lao động của người dân nơi đây.
Tối 15/8, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải (Quảng Trị) đã diễn ra lễ Tổng duyệt chương trình nghệ thuật chính luận “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng Hòa bình”. Chương trình do Báo Nhân Dân phối hợp tỉnh Quảng Trị tổ chức.
20 giờ tối thứ sáu 16/8, tại Kỳ đài Bờ Bắc - Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Báo Nhân Dân phối hợp tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình nghệ thuật chính luận “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình”.
Bến Hải, tên gọi có từ 70 năm nay của dòng sông nổi tiếng nằm ở tỉnh Quảng Trị. Biết bao người đã anh dũng ngã xuống vì dòng sông này để giáo gươm dẹp lại, hòa bình được "nở hoa". Chia lìa, đau thương, thống nhất, phát triển, trang sử nào của dòng sông cũng chất chứa hùng tâm của người đi xây dựng đất nước.
LTS - Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam là kết tinh thành quả đấu tranh quật cường và bền bỉ của quân và dân ta, là minh chứng cho ý chí vững vàng và khát vọng hòa bình, độc lập của dân tộc Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva, các chuyên gia, học giả nước ngoài đã nhấn mạnh tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của hiệp định này đối với tiến trình cách mạng Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày ký kết Hiệp định Geneva (21/7/1954-21/7/2024) và 70 năm giải phóng Vĩnh Linh (25/8/1954-25/8/2024), Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh vừa tái bản có bổ sung tác phẩm “Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)” của PGS. TS. Hoàng Chí Hiếu.
Vĩnh Linh, miền đất thiêng ghi dấu định mệnh thăng trầm của lịch sử dân tộc. Sông Bến Hải, dòng sông của ý chí thống nhất và khát vọng hòa bình của mỗi con người Việt Nam. Vĩ tuyến 17 - ranh giới chia hai miền nam bắc suốt hơn 20 năm, nơi chứng kiến cuộc đọ sức quyết liệt giữa chính nghĩa và phi nghĩa.
Tân Kỳ, huyện miền núi phía Tây Nghệ An vào thời điểm chiến dịch K10, vừa mới được thành lập vỏn vẹn 4 năm, vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều gian khó. Thế nhưng, nhân dân các dân tộc Tân Kỳ vẫn dang rộng vòng tay đón nhận gần 3 vạn đồng bào từ tuyến lửa về sơ tán với tinh thần “ chúng tôi nỏ nghĩ chi mô, chỉ coi tất cả như anh chị em, như cô bác trong nhà ”...
Bầu ngực phải, bà Sơn dành cho bé Hoa đang lim dim ngủ. Nơi bầu ngực trái, bà áp đôi môi nhỏ xíu của bé Thiện vào rồi cất tiếng vỗ về “ Ru con con ngủ cho ngoan, mẹ con gieo lúa trên nương chưa về”.
Trong 150 tác phẩm trưng bày tại triển lãm "Khát vọng hòa bình" của họa sĩ Lê Bá Đảng, lần đầu tiên, khán giả được xem 100 tác phẩm độc bản của họa sĩ, vừa được gia đình đưa từ Pháp về Việt Nam.
Có mặt trên đoàn xe “trường chinh vạn dặm” rời quê cha đất tổ ở tuyến lửa trong đêm mùa đông năm 1968, bà Võ Thị Liêu ôm con, mang bụng bầu về ở tạm nhà một hộ dân ở Kỳ Sơn. 4 tháng sau, bà sinh người con trai thứ hai trên mảnh đất hậu phương miền bắc. Cũng chính lúc này, bà nhận tin chồng bà đã hy sinh trong một đợt chuyển quân ven dòng Bến Hải. Hạnh phúc và nỗi đau đột ngột ập đến một lúc. Nhưng, nhìn hai đứa trẻ đang chập chờn ngủ, bà lại gượng dậy.
Trong không khí linh thiêng của những ngày tháng 7 tại đất Quảng Trị, tối 6/7, Lễ hội Vì hòa bình với chủ đề “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình” đã khai mạc tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, mở ra một chuỗi các hoạt động tưởng niệm, tri ân đầy ý nghĩa cùng nhiều sự kiện chính luận, văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch xuyên suốt trong tháng 7.
Sau khi đón hơn 2 vạn đồng bào Vĩnh Linh về sơ tán, một loạt vấn đề mới nảy sinh như chuyện ăn, chuyện ở, chuyện học hành… Trên đất Tân Kỳ, những phong trào “nghĩa tình” đã ngay lập tức được phát động để bà con sớm an cư.
Từ giữa năm 1966 trở đi, mật độ bom đạn quân Mỹ rải xuống Vĩnh Linh dày đặc, địa bàn khu vực lại quá hẹp, kế hoạch “3 tuyến sơ tán” để đảm bảo “3 bám” không phù hợp nữa, vì không thể giúp tránh khỏi thương vong. Đứng trước sự ác liệt của cuộc chiến tranh như vậy, Trung ương Đảng đã nghĩ đến việc giảm mật độ dân cư trong khu vực chiến sự. Lực lượng ở lại bám trụ sản xuất và chiến đấu là người lớn, người khỏe, còn trẻ nhỏ, người già yếu, mất sức phải có kế hoạch di chuyển ra các tỉnh phía Bắc, ở những nơi an toàn đề phòng cuộc chiến tranh kéo dài.
Nhận định chiến tranh còn kéo dài, Trung ương Đảng đã đề ra Kế hoạch K8 (tức triển khai từ tháng 8/1966) và K10 (triển khai tháng 10/1967) nhằm di dân ra khỏi vùng chiến sự ác liệt, giảm mật độ dân số ở tuyến lửa, đồng thời “gìn giữ lực lượng và nòi giống”, bảo đảm cho lực lượng ở lại chiến đấu yên lòng đánh giặc. Hàng vạn đồng bào Vĩnh Linh đã được chuyển ra các tỉnh phía bắc, và hơn cả tầm của một cuộc sơ tán, hành trình của những người dân từ tuyến lửa ra vùng hòa bình đã trở thành một cuộc thiên di chưa từng có trong lịch sử. Và cho đến hôm nay, cuộc thiên di ấy vẫn in hằn trong ký ức những người con nặng tình nghĩa “quê chung”…
Trải qua bao đau thương, mất mát, Quảng Trị - “vùng đất lửa” anh hùng vẫn vươn mình lớn dậy trên tro tàn đổ nát của chiến tranh, cất lên tiếng hát của khát vọng hòa bình. Đưa Quảng Trị trở thành điểm đến vì hòa bình đang là hướng đi được địa phương đặc biệt chú trọng.
Lễ hội Vì hòa bình năm 2024 sẽ được tổ chức mang tầm quốc gia, vươn tầm quốc tế, là sự kiện tôn vinh giá trị của hòa bình, chuyển tải thông điệp khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam và các dân tộc trên thế giới. Tỉnh Quảng Trị đang gấp rút chuẩn bị mọi mặt để tổ chức lễ hội một cách bài bản, chuyên nghiệp nhất.
Ðúng 50 năm trước, Ðoàn đại biểu Ðảng Cộng sản và Chính phủ cách mạng Cuba do Chủ tịch Fidel Castro dẫn đầu đến thăm Việt Nam và vùng giải phóng miền nam tại Quảng Trị. Người dân Quảng Trị rất ngưỡng mộ trước tấm lòng son sắt, thủy chung của Chủ tịch Fidel Castro và đất nước Cuba dành cho Việt Nam. Tỉnh Quảng Trị tổ chức kỷ niệm cấp Nhà nước về sự kiện ý nghĩa này vào ngày 26/9.
Tháng 9/1973, từ bên kia địa cầu, Fidel Castro đã đến Việt Nam. Từ Hà Nội, ông vào thẳng tuyến lửa. Khi Fidel về với vùng giải phóng Quảng Trị, khói súng vẫn còn vương vất trong không gian. Trên những căn cứ vừa đánh chiếm, những xe tăng, pháo tự hành vẫn còn xanh ánh thép, và ngay trên điểm cao 241-hay còn gọi là căn cứ Caroll, nơi Fidel đứng cùng những người lính trẻ, chỉ cách bờ sông Thạch Hãn hơn 10 cây số đường chim bay. Phía bờ nam sông Thạch Hãn khi ấy súng vẫn nổ đì đùng...
Ngày 12/9/2023, tại Trung tâm Fidel Castro Ruz ở Thủ đô La Habana (Cuba), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm ngày lãnh tụ Fidel Castro sang thăm Việt Nam và vùng mới giải phóng Quảng Trị (9/1973 - 9/2023).
Chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Fidel Castro vào tháng 9/1973 là một sự khích lệ to lớn đối với các nhà lãnh đạo, quân đội và nhân dân Việt Nam cả ở miền bắc lẫn miền nam.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm chuyến thăm của Chủ tịch Cuba Fidel Castro tới vùng giải phóng miền nam Việt Nam tại Quảng Trị (15/9/1973), tờ Juventud Rebelde của Cuba đã đăng một bài viết ôn lại những ấn tượng đáng nhớ về chuyến đi lịch sử này. Báo Nhân Dân xin giới thiệu với bạn đọc về bài viết của nữ nhà báo Juana Carrasco Martín, phụ trách Biên tập trang Quốc tế của báo Juventud Rebelde.
Sáng 17/7, phát biểu tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Quảng Trị cần khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, trình phê duyệt và tổ chức thực hiện hiệu quả quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để khai thác, phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
Báo Nhân Dân xin giới thiệu nội dung diễn văn của Chủ tịch Fidel Castro tại buổi chiêu đãi từ biệt của Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Cuba, tối 16/9/1973; đăng trong cuốn sách: “Fidel Castro và Việt Nam, Những kỷ niệm không quên”, Nhà xuất bản Thế giới, 2020, của Đại sứ Nguyễn Đình Bin, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao và các nhà báo Lê Phúc Nguyên, Nguyễn Duy Tường chủ biên.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Sĩ Sô sinh năm 1942 ở phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, năm nay 81 tuổi. Ông là hội viên Hội nhiếp ảnh Việt Nam; hội viên Liên đoàn nhiếp ảnh quốc tế… Năm 1973, ông phụ trách công việc nhiếp ảnh của Ty Văn hóa-Thông tin tỉnh Quảng Trị.