Tập đoàn Central Retail Việt Nam cũng ký thỏa thuận tiêu thụ nông sản với tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố khác.
Tuần lễ mận và nông sản an toàn thu hút sự tham gia của 30 gian hàng trưng bày, giới thiệu và trưng bày các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản an toàn và đặc trưng có thế mạnh của tỉnh Sơn La: mận, xoài, nhãn, bơ, na, thanh long, mít, ổi, các loại rau và các sản phẩm chế biến như chè, cà-phê, hoa quả sấy, miến dong,…
Đây là dịp để người dân Thủ đô Hà Nội trải nghiệm, thưởng thức các sản phẩm đặc sản đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm VietGAP, GlobalGAP, OCOP, Organic của tỉnh Sơn La như mận hậu, xoài, mít, nhãn, thanh long,…
Tỉnh Sơn La trưng bày các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản an toàn và đặc trưng có thế mạnh của tỉnh như mận, xoài, nhãn, bơ, na, thanh long, mít, ổi, các loại rau và các sản phẩm chế biến. |
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La Nguyễn Thành Công phát biểu: “Chúng tôi coi đây là một sự kiện quan trọng, cơ hội tốt đưa sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm an toàn của tỉnh vào thị trường Thủ đô và các tỉnh từ đó kết nối với các thị trường trong nước và xuất khẩu; tạo đột phá trong tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân”.
Thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2023, tỉnh Sơn La tập trung cơ cấu lại ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; phấn đấu tổng sản phẩm ngành nông lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh tăng 5% so năm 2022.
Toàn tỉnh Sơn La hiện có 110 sản phẩm OCOP; 4 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Năm 2023, dự kiến số lượng sản phẩm trái cây xuất khẩu đạt hơn 18.700 tấn, với một số sản phẩm trái cây chủ yếu, như 8.000 tấn xoài; 4.500 tấn nhãn; gần 4.500 tấn chuối, 1.000 tấn chanh leo...; giá trị nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu của tỉnh Sơn La quý I năm 2023 ước đạt 54,38 triệu USD.
Hiện tỉnh có gần 85 nghìn ha cây ăn quả, sản lượng thu hoạch năm 2023 ước đạt 452 nghìn tấn; cấp được 281 mã số vùng trồng với tổng diện tích 4.600 ha xuất khẩu sang các thị trường như Australia, New Zealand, Mỹ, Trung Quốc, EU và một số thị trước khác.
Toàn tỉnh cũng có 110 sản phẩm OCOP; công nhận được 4 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Năm 2023, dự kiến số lượng sản phẩm trái cây tham gia xuất khẩu đạt hơn 18.700 tấn, với một số sản phẩm trái cây chủ yếu, như 8.000 tấn xoài; 4.500 tấn nhãn; gần 4.500 tấn chuối, 1.000 tấn chanh leo...; giá trị nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu của tỉnh Sơn La quý I năm 2023 ước đạt 54,38 triệu USD. Số lượng quả phục vụ chế biến cho các nhà máy, cơ sở chế biến trong tỉnh ước tính khoảng 70 nghìn tấn, còn lại là tiêu thụ trong nước.
Khách hàng tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm nông sản an toàn tỉnh Sơn La. |
Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc Truyền thông Tập đoàn Central Retail đánh giá: “Tại hệ thống bán lẻ thực phẩm của Central Retail như GO!, Big C, Tops Market, các sản phẩm của tỉnh Sơn La được khách hàng rất ưa chuộng do chất lượng sản phẩm tốt, bảo đảm tiêu chuẩn chứng nhận An toàn thực phẩm, VietGAP, GolbalGAP, Organic... được người tiêu dùng đánh giá cao. Điều này được thể hiện thông qua 60 mặt hàng nông sản các loại của tỉnh Sơn La được bày bán thường xuyên trên kệ hàng của hệ thống 18 siêu thị GO!, Big C, Tops Market khu vực miền bắc”.
Mận hậu tỉnh Sơn La có diện tích 12.353 ha, sản lượng năm 2023 khoảng 89.837 tấn, thời vụ thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 7. Nhãn hiệu “Mận Sơn La” đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ năm 2021. Một số sản phẩm mận chất lượng cao của Sơn La: Mận Pu Nhi (huyện Sông Mã), Mận Ruby (Nà Cang, huyện Mộc Châu), Mận Phiêng Khoài (huyện Yên Châu).
Sơn La trở thành vựa trái cây lớn nhất miền bắc với tổng diện tích cây ăn quả các loại năm 2023 ước đạt 84.784 ha (tăng 2,14% so với năm 2022), sản lượng quả thu hoạch dự kiến đạt 451.779 tấn (tăng 28% so năm 2022).