Dự đại hội còn có các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng; đại diện lãnh đạo các ban Đảng ở T.Ư; lãnh đạo chủ chốt của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ qua các thời kỳ, cùng 350 đại biểu tiêu biểu, đại diện cho hơn 61 nghìn đảng viên toàn Đảng bộ.
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai, nhiệm kỳ 2015 - 2020, do đồng chí Võ Ngọc Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trình bày tại đại hội đã đánh giá, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 15.
Nhiệm kỳ qua, BCH Đảng bộ tỉnh Gia Lai tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; năng động, sáng tạo; phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc; giữ vững quốc phòng, an ninh; huy động, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; đưa tỉnh Gia Lai phát triển nhanh và bền vững.
Với khẩu hiệu “Đoàn kết-Dân chủ-Kỷ cương-Sáng tạo-Đổi mới” Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ 16 (nhiệm kỳ 2020 – 2025) xác định phương hướng, mục tiêu tổng quát: Tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả; nâng cao chất lượng tăng trưởng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Phát triển nhanh các lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch; Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, các nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; thực hiện tốt chủ trương, chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số.
Giữ vững quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc; năng động, sáng tạo. Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, các nguồn lực để xây dựng Gia Lai phát triển nhanh, bền vững, giàu bản sắc, phấn đấu đến năm 2030 trở thành vùng động lực khu vực Tây Nguyên.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2020-2025 thống nhất tập trung thực hiện bốn nhiệm vụ trọng tâm:
Một là, tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Hai là, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng các vùng động lực.
Ba là, đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch.
Bốn là, phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ độ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phát biểu ý kiến chỉ đạo đại hội, đồng chí Trần Quốc Vượng, ghi nhận và biểu dương những thành tích mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã đạt được trong nhiệm kỳ qua; thống nhất cao với những mục tiêu, chỉ tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp trong 5 năm tới đã được xác định trong văn kiện trình Đại hội và nhấn mạnh một số vấn đề để Đại hội nghiên cứu, thảo luận: Gia Lai có vị trí chiến lược quan trọng của Tây Nguyên, có lợi thế về đất đai, nguồn lực lao động, hệ thống giao thông thuận lợi, kết nối với các khu vực và các thành phố, do vậy tỉnh khai thác các lợi thế, tiềm năng để phát triển nhanh, bền vững trở thành vùng kinh tế động lực của Tây Nguyên.
Tỉnh phải xác định rõ nông nghiệp là kinh tế mũi nhọn, cần tập trung chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý, chú trọng nông nghiệp công nghệ cao, gắn với nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao và công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp; xây dựng chuỗi liên kết giá trị với các doanh nghiệp từ khâu nuôi trồng, thu hoạch, chế biến và phân phối, tiêu thụ sản phẩm; tận dụng các lợi thế về hạ tầng giao thông, kỹ thuật, đẩy mạnh kêu gọi thu hút đầu tư.
Nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý quy hoạch, phối kết hợp các tỉnh lân cận phát triển du lịch; đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất. Củng cố tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; phát triển kinh tế đi đôi với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc; chú trọng vấn đề an sinh xã hội, chăm lo năng cao đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số; bố trí đất ở, đất sản xuất, tạo việc làm cho con em đồng bào dân tộc thiểu số.
Tăng cường quốc phòng an nình; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Quan tâm công tác xây dựng Đảng; xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh; đổi mới phương thức lãnh đạo; phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, nhất là vai trò người đứng đầu; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, phẩm chất, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) "về xây dựng và chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ", gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị "về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số.
Cùng việc tập trung thảo luận các văn kiện của tỉnh, tích cực nghiên cứu, tham gia ý kiến đối với văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, đồng chí Trần Quốc Vượng đề nghị từng đại biểu dự Đại hội đề cao tinh thần trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân, cân nhắc, lựa chọn những đồng chí có uy tín cao trong Đảng bộ, có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, có năng lực thực tiễn, có phong cách làm việc dân chủ, ý thức tổ chức kỷ luật cao, nói đi đôi với làm, được nhân dân tín nhiệm để bầu vào BCH Đảng bộ tỉnh khoá mới, bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn và có cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện.
Đồng thời, xem xét, lựa chọn những đồng chí có phẩm chất đạo đức, có năng lực, uy tín để bầu vào Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ 16 (nhiệm kỳ 2020-2025) tiếp tục làm việc và kết thúc vào ngày 30-9.