Một trong các nguyên nhân được lý giải là do chính sách thị thực (visa) của chúng ta thiếu sức cạnh tranh so với các nước trong khu vực (Singapore miễn 158 nước, Malaysia miễn 155 nước, Thái Lan miễn 64 nước).
Đến nay Việt Nam mới miễn visa cho công dân của 25 nước. Trong danh sách 25 nước được miễn visa vào Việt Nam thì chỉ Panama và Chile có số ngày lưu trú lên tới 90; các nước Thái Lan, Singapore, Lào, Malaysia, Indonesia, Kyrgyzstan được 30 ngày. Riêng các quốc gia như Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Thụy Điển… chỉ được 15 ngày. Do sự bất cập của chính sách visa, các công ty lữ hành quốc tế đón khách châu Âu phải hạn chế phần lớn sản phẩm tua quá thời gian tại Việt Nam.
Chính sách thị thực (visa) của chúng ta thiếu sức cạnh tranh so với các nước trong khu vực (Singapore miễn 158 nước, Malaysia miễn 155 nước, Thái Lan miễn 64 nước).
Trong khi, số đông khách cho rằng họ phải dành ít nhất từ 18 đến 20 ngày mới có thể thăm thú hết Việt Nam. Do chính sách visa hiện hành, nhiều công ty lữ hành Việt Nam đã phải hạn chế phần lớn sản phẩm tua quá thời gian, kiểu “gọt tua” cho vừa thời gian miễn thị thực của khách tại Việt Nam.
Chuyên gia của Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới nhận định, nếu Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi hơn về visa thì sẽ tăng thêm khoảng 10% lượt khách quốc tế mỗi năm.
Thái Lan mở cửa du lịch quốc tế gần như tương đương với Việt Nam và đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách quốc tế, nhưng ngày 10/12 vừa qua, họ đã đón lượt khách thứ 10 triệu, cho thấy tốc độ phục hồi du lịch nhanh hơn Việt Nam. Sau đại dịch, Thái Lan là một trong những quốc gia ở khu vực Đông Nam Á có chính sách thị thực thông thoáng nhất, khi miễn visa cho 64 quốc gia và vùng lãnh thổ với thời gian cao nhất 90 ngày, thời gian miễn visa phổ biến là 30 ngày.
Đến nay Việt Nam mới miễn visa cho công dân của 25 nước. Trong danh sách 25 nước được miễn visa vào Việt Nam thì chỉ Panama và Chile có số ngày lưu trú lên tới 90; các nước Thái Lan, Singapore, Lào, Malaysia, Indonesia, Kyrgyzstan được 30 ngày. Riêng các quốc gia như Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Thụy Điển… chỉ được 15 ngày. Do sự bất cập của chính sách visa, các công ty lữ hành quốc tế đón khách châu Âu phải hạn chế phần lớn sản phẩm tua quá thời gian tại Việt Nam.
Với chính sách visa này, Thái Lan đã thu hút đông đảo du khách quốc tế, nhất là du khách Âu-Mỹ. Một trong những lợi thế của Thái Lan là có nhiều kinh nghiệm trong phát triển ngành du lịch. Thái Lan tạo ấn tượng khá tốt với du khách về cơ sở hạ tầng du lịch, không chỉ ở số lượng và chất lượng khách sạn mà còn ở hệ thống đường bộ, đường sắt, xe buýt, metro, máy bay..., đi lại thuận tiện. Giá cả ở Thái Lan (chi phí khách sạn, ăn uống, vui chơi và đi lại) rẻ và hợp lý hơn chúng ta nếu so sánh trên cơ sở GDP bình quân đầu người. Do đó du khách quốc tế đến Thái Lan không phải một lần mà quay lại nhiều lần.
Về điểm đến trong khu vực Đông Nam Á, du lịch Việt Nam và Thái Lan là hai nước có nhiều nét tương đồng. Phong cảnh thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực, thời tiết ở Việt Nam không hề thua kém, thậm chí có những điểm tốt hơn Thái Lan, nhưng vì sao lại tụt hậu về khả năng thu hút du khách?
Đây là câu hỏi mà các nhà quản lý cần tiếp tục phân tích để tìm câu trả lời xác đáng. Hiện cả Việt Nam và Thái Lan đều đặt mục tiêu đến năm 2025, ngành du lịch sẽ phục hồi hoàn toàn (tức vào năm 2025) Việt Nam đón 18 triệu khách quốc tế; Thái Lan đón 40 triệu khách quốc tế; bằng với mức năm 2019-thời điểm trước dịch Covid-19).
Để có thể cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam cần sớm nới lỏng chính sách visa nhằm tạo điều kiện cho du khách nước ngoài đến Việt Nam dễ dàng và thuận lợi hơn.
Mới đây, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp tục kiến nghị các bộ, ngành cần mở rộng danh sách các nước được miễn thị thực đơn phương; nâng thời hạn miễn thị thực từ 15 ngày lên ít nhất 30 ngày nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng dài ngày của khách du lịch các thị trường xa; đồng thời kéo dài thời gian hiệu lực của chính sách miễn thị thực lên 5 năm để các doanh nghiệp du lịch và đối tác có thể xây dựng kế hoạch khai thác thị trường dài hạn.
Tại hội nghị bàn tròn “Phục hồi kinh tế và doanh nghiệp năm 2023; giải pháp tạo bứt phá từ trụ cột dịch vụ hàng không-du lịch” do Báo Nhân Dân phối hợp các đơn vị liên quan vừa tổ chức, các đại biểu đã có nhiều đề xuất tháo gỡ “nút thắt” trong vấn đề thị thực để “đồng nhịp với thế giới” và các nước trong khu vực nhằm giúp du lịch và hàng không sớm có điều kiện phục hồi, phát triển.
Các ý kiến cho rằng, bên cạnh việc mở rộng và nâng thời hạn miễn thị thực, cũng cần áp dụng các thủ tục nhập cảnh điện tử, hoặc tăng số lượng quầy làm thủ tục nhập cảnh để giảm tải tại các điểm nhập cảnh ở các sân bay quốc tế và đề xuất Chính phủ xem xét việc bỏ bảo hiểm Covid-19. Đây là một trong những rào cản kỹ thuật đối với sự phát triển của ngành du lịch và hiện tại nhiều nước đã loại bỏ chính sách này.