Hà Giang - mảnh đất miền biên viễn phên giậu cực bắc của Tổ quốc - là nơi hội tụ của 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo cho nơi này một nền văn hóa độc đáo và phong phú. Xác định giá trị văn hóa truyền thống là một thế mạnh lớn, là bệ phóng cho phát triển, Hà Giang đã và đang chú trọng lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn, coi đó là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.
Thời điểm này là lúc những thửa ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang bắt đầu vào mùa gặt, tràn ngập sắc vàng rực rỡ của lúa chín. Ruộng bậc thang và văn hóa ruộng bậc thang được coi là “đặc sản” của vùng đất này. Nó không chỉ mang đến giá trị kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp mà còn là nguồn tài nguyên độc đáo, thu hút du khách đến với đất trời Tây Bắc.
Ruộng bậc thang và văn hóa ruộng bậc thang được coi là “đặc sản” của khu vực Tây Bắc. Không chỉ mang đến giá trị kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp thu hoạch được, ruộng bậc thang còn là nguồn tài nguyên độc đáo, thu hút du khách đến với đất trời Tây Bắc.
Tháng 9 là thời điểm đẹp nhất để du khách lên huyện vùng cao Hoàng Su Phì (Hà Giang) ngắm những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín vàng. Năm nay, tuần văn hóa du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” được huyện Hoàng Su Phì tổ chức từ ngày 16 đến cuối tháng 9 với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có hơn 1.300 khu, điểm du lịch thuộc các địa phương quản lý; trong đó, có khoảng 70% là các điểm du lịch thuộc khu vực nông thôn. Đây được xem là nguồn lực quan trọng để đẩy mạnh phát triển nông thôn, đem lại việc làm, thu nhập cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường…
Với hơn 20 nghìn ha chè, trong đó 70% diện tích là chè Shan tuyết cổ thụ, được ví như mỏ “vàng xanh” bởi cây chè Shan tuyết sống trên những đỉnh núi cao, môi trường trong lành, không bị tác động từ các chất hóa học làm ảnh hưởng đến chất lượng. Từ lợi thế đó, tỉnh Hà Giang xác định hướng đi bền vững cho cây chè là phát triển chuỗi liên kết sản xuất chè hữu cơ.
Nằm ở phía tây của tỉnh Hà Giang, Hoàng Su Phì được biết tới là huyện vùng cao biên giới, với núi non trùng điệp và những bản làng lần khuất trong sương mù. Theo phiên âm tiếng Hán, Hoàng Su Phì là "vỏ cây vàng". Bởi theo truyền thuyết của người La Chí, khi đất trời còn gần nhau thì bất ngờ có một trận đại hồng thủy xảy ra, tất cả đều bị vùi lấp, chỉ còn một loại cây màu vàng sống được và con người đã lấy loài cây đấy làm nhà. Từ đó, người ta gọi Hoàng Su Phì là miền đất vỏ cây vàng.
Hoàng Su Phì là huyện vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang, nơi đây có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp với phong cảnh núi non hùng vỹ và những thửa ruộng bậc thang uốn lượn tới tận chân trời.