Năm 2017, kết thúc những năm tháng công tác tại các huyện đảo xa xôi ở Trường Sa bảo vệ Tổ quốc, ông Trần Văn Toan (Mê Linh, Hà Nội), hằng tháng đều chở vợ mình từ Mê Linh, vượt quãng đường gần 20km xuống Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương để hiến máu. Ông bảo, con đường này chẳng thấm là gì so với con đường hành quân hàng trăm cây số trong thời gian quân ngũ của mình.
Tính đến hết tháng 10/2024, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã tiếp nhận được 29.428 đơn vị tiểu cầu từ 8.372 người hiến, trung bình một người hiến 3,4 lần. Kết quả này thể hiện xu hướng gia tăng của số người hiến tiểu cầu và số lần hiến của một người trong năm.
“Nếu người nổi tím mà không lên viện truyền tiểu cầu, sẽ lả đi lúc nào không biết”, “mỗi lần điều trị hóa chất, tiểu cầu tụt hết phải truyền tới 15-20 ngày”… là tâm sự đau đớn của không ít người bệnh về máu cần tiểu cầu. Thấu hiểu nỗi đau đó, những năm qua, cộng đồng hiến tiểu cầu đã luôn miệt mài hiến "giọt máu vàng", coi hiến tiểu cầu là “thói quen” giúp kéo dài sự sống cho nhiều người bệnh.
Năm 2023, Tổ chức Y tế thế giới đã chọn thông điệp của ngày 14/6 là “Thường xuyên hiến máu, hiến huyết tương. Chia sẻ yêu thương, trao sự sống”. Thông điệp nhằm kêu gọi mọi người tham gia hiến máu, hiến các thành phần máu thường xuyên, trong đó có huyết tương.
Với 65 lần hiến máu, hiến tiểu cầu, cô giáo dạy thể chất Phạm Thị Thùy Trang, Trường THCS Thanh Quan (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã có những kỷ niệm đẹp trong hành trang chia sẻ giọt máu đào của mình.
Cứ đều đặn 25 ngày, anh Đỗ Xuân Dũng (45 tuổi, ở chung cư HH Linh đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) đi hiến tiểu cầu. “Tôi đã hiến 12 lần và dự kiến theo lịch còn 2 lần hiến nữa”, anh Dũng kể. Lý do đặc biệt để anh trở thành thành viên hiến máu và tiểu cầu tích cực vì con gái anh đã từng mắc căn bệnh ung thư.
Ngày 29/10, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình tôn vinh người hiến tiểu cầu thường xuyên năm 2022 với thông điệp “ Hiến giọt máu vàng-Trao ngàn hy vọng” .
Vượt lên trên những khó khăn của giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19, những người hiến máu và chế phẩm máu tình nguyện vẫn tranh thủ cho đi những giọt máu hồng để sát cánh cùng ngành y tế cả nước. Qua đó, giúp cho hàng nghìn người bệnh có đủ máu điều trị trong suốt một năm qua.