Một người thợ cao tuổi khắc hoa văn lên sản phẩm gốm Biên Hòa.
Một người thợ cao tuổi khắc hoa văn lên sản phẩm gốm Biên Hòa.

Gốm Biên Hòa chỉ còn lại sự hào quang của quá khứ

NDO - Gốm Biên Hòa hình thành và phát triển xuất phát từ sự giao thoa của các dòng gốm Việt, Chăm, Hoa trên địa bàn, cộng với kỹ thuật tạo tác, pha chế men mầu của phương Tây nên ở khu vực phía nam không nơi sánh được. Thậm chí, trong nghệ thuật làm gốm ở Việt Nam, chỉ có mầu men tại Biên Hòa có danh xưng quốc tế là Vert de Bienhoa. Tuy nhiên, những hào quang quá khứ đang dần biến mất với gốm Biên Hòa qua năm tháng.

Theo lịch sử ghi lại, từ thế kỷ 17, nghề thủ công gốm đã xuất hiện và hình thành tại Cù Lao Phố (Biên Hòa-Đồng Nai) do cư dân bản địa và người Việt, người Hoa vào khai khẩn.

Đến nửa cuối thế kỷ 19, nhiều lò gốm Tân Vạn hình thành do số thợ gốm người Hoa phải di chuyển qua bên kia sông sau khi Cù lao Phố bị tàn phá những năm trước.

Sau đó, năm 1903, Trường Mỹ nghệ thực hành Biên Hòa (nay là Trường Cao đẳng Trang trí mỹ thuật Đồng Nai) được người Pháp thành lập và một trong những hiệu trưởng của trường là ông Robert Balick đã tạo được nét đặc trưng, hướng đi riêng của gốm Biên Hòa như ngày nay.

Đó là, những sản phẩm gốm trang trí nhiều mầu, chạm khắc chi tiết hoa văn. Cũng vì thế mà sau này, Trường Mỹ nghệ thực hành Biên Hòa đã đào tạo được nhiều thế hệ nghệ nhân gốm nổi tiếng; qua đó, giúp nghề gốm mỹ nghệ Biên Hòa phát triển rất mạnh từ những năm 60 của thế kỷ 20.

Thế nhưng, những hào quang quá khứ cũng nhanh chóng biến mất với gốm Biên Hòa trong hơn 20 năm qua. Số lao động nghề gốm ở các cơ sở tại Biên Hòa đều đã lớn tuổi, chưa có lao động thay thế theo kiểu người đi trước truyền nghề cho người đi sau.

Gốm Biên Hòa chỉ còn lại sự hào quang của quá khứ ảnh 1

Thợ gốm thực hiện công đoạn tạo hình sản phẩm.

Gốm Biên Hòa chỉ còn lại sự hào quang của quá khứ ảnh 2

Sản xuất gốm trang trí để xuất khẩu ở Biên Hòa.

Gốm Biên Hòa chỉ còn lại sự hào quang của quá khứ ảnh 3

Số lao động làm gốm tại các cơ sở ở Biên Hòa ngày càng ít do thu nhập không cao, trong khi đòi hỏi kỹ năng nghề cao.

Gốm Biên Hòa chỉ còn lại sự hào quang của quá khứ ảnh 4

Sau khi hoàn thiện các công đoạn, sản phẩm được đưa vào lò để nung.

Gốm Biên Hòa chỉ còn lại sự hào quang của quá khứ ảnh 5

Sản phẩm gốm Biên Hòa hoàn chỉnh sau khi kết thúc nung.


Gốm Biên Hòa chỉ còn lại sự hào quang của quá khứ ảnh 6

Sản phẩm gốm mỹ nghệ dòng đất trắng trang trí mới ra lò.

Gốm Biên Hòa chỉ còn lại sự hào quang của quá khứ ảnh 7

Doanh nghiệp này từng đứng tốp 3 ở phía nam về xuất khẩu gốm mỹ nghệ dòng đất trắng đặc trưng của gốm Biên Hòa, nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn do ảnh hưởng thị trường.

Gốm Biên Hòa chỉ còn lại sự hào quang của quá khứ ảnh 8

Cơ sở sản xuất gốm loại tượng thú để đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu.

Gốm Biên Hòa chỉ còn lại sự hào quang của quá khứ ảnh 9

Công đoạn tạo hình tượng thú tại một cơ sở sản xuất gốm dòng đất trắng ở Biên Hòa.

Gốm Biên Hòa chỉ còn lại sự hào quang của quá khứ ảnh 10

Thợ gốm có nhiều năm kinh nghiệm đang chạm khắc hoa văn lên sản phẩm.

Gốm Biên Hòa chỉ còn lại sự hào quang của quá khứ ảnh 11

Thợ gốm Biên Hòa thực hiện khâu chấm men.

Gốm Biên Hòa chỉ còn lại sự hào quang của quá khứ ảnh 12

Dòng tượng thú ngày càng được nhiều cơ sở gốm ở Biên Hòa làm để đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu.

Gốm Biên Hòa chỉ còn lại sự hào quang của quá khứ ảnh 13

Sản phẩm dòng gốm đất trắng là một trong những đặc trưng của gốm Biên Hòa.

Gốm Biên Hòa chỉ còn lại sự hào quang của quá khứ ảnh 14

Gốm Biên Hòa đang hào quang một thời đang dần biến mất qua năm tháng.

Gốm Biên Hòa chỉ còn lại sự hào quang của quá khứ ảnh 15

Hơn 25 năm trước, tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch và xây dựng một cụm công nghiệp gốm sứ Tấn Hạnh với hơn 30ha, chuyên sản xuất gốm để kêu gọi các cơ sở, doanh nghiệp di dời vào. Thế nhưng, qua thời gian hoạt động các doanh nghiệp nơi đây đang gặp nhiều vướng mắc cần sự đồng hành của các cấp chính quyền.

back to top