Cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh được đầu tư hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách khoảng 225 tỷ đồng.

Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh

Liên quan đến việc Báo Nhân Dân phản ánh “Xử lý các sai phạm tại Cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan rà soát, xử lý kiến nghị theo hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; đồng thời, không hợp thức hóa những sai phạm, nhất là những trường hợp công ty vào cụm công nghiệp nhưng không sản xuất gốm và chuyển nhượng trái phép.
Toàn cảnh Cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh, tỉnh Đồng Nai.

Xử lý các sai phạm tại Cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh

Nhiều doanh nghiệp đang sản xuất tại Cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh (tỉnh Đồng Nai) đang như ngồi trên “đống lửa” sau khi nhận quyết định xử phạt với số tiền từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về hành vi xây dựng không phép, chiếm đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị, thực hiện dự án trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, vi phạm về an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Một người thợ cao tuổi khắc hoa văn lên sản phẩm gốm Biên Hòa.

Gốm Biên Hòa chỉ còn lại sự hào quang của quá khứ

Gốm Biên Hòa hình thành và phát triển xuất phát từ sự giao thoa của các dòng gốm Việt, Chăm, Hoa trên địa bàn, cộng với kỹ thuật tạo tác, pha chế men mầu của phương Tây nên ở khu vực phía nam không nơi sánh được. Thậm chí, trong nghệ thuật làm gốm ở Việt Nam, chỉ có mầu men tại Biên Hòa có danh xưng quốc tế là Vert de Bienhoa. Tuy nhiên, những hào quang quá khứ đang dần biến mất với gốm Biên Hòa qua năm tháng.