Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long

NDO -

NDĐT – Các đại biểu cho rằng, để phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo thì nhất thiết phải phát huy mô hình cánh đồng mẫu lớn, tạo ra chuỗi giá trị mà trong đó doanh nghiệp với nông dân phải liên kết với nhau. Việc này vừa bảo đảm nguồn nguyên liệu sản xuất, chế biến xuất khẩu cho doanh nghiệp với chất lượng được kiểm soát, còn nông dân thì không lo gặp khó đầu ra.

Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị.

Xác lập tầm nhìn dài hạn

Tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất tiêu thụ lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sáng 26-2, do Bộ NN-PTNT tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, Lê Minh Hoan cho rằng, ngoài việc xử lý tình hung cho vụ đông xuân năm nay, cần xác lp tm nhìn dài hn hơn đi vi mt ngành hàng có tác đng đến hàng triu nông dân trng lúa miền Tây Nam Bộ.

“Theo tôi biết, Thủ tướng Chính phủ vừa đưa ra một chỉ đạo chẳng đặng đừng là giải cứu lúa gạo, giải cứu nông dân. Nông sản Vit, trong đó có ngành hàng lúa gạo để không tiếp tc b gii cứu để nông dân không còn ngi trên đng la, cn mt chương trình hành đng cụ th, đng b, liên tc, kiên trì”, Bí Thư Tỉnh ủy Đồng Tháp nói và đề nghị các doanh nghiệp tiêu thụ lúa gạo, nht là hai đơn vị chủ lực là Vinafood 1 và Vinafood 2 cùng ngi li vi các đa phương có din tích sn xut lúa trng đim để hoạch định chiến lược lâu dài.

Ông Trịnh Ngọc Khánh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) cũng hy vọng sẽ không còn những hội nghị “giải cứu” lúa gạo như này diễn ra trong thời gian tới. Mặc dù được Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo việc mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp thu mua chế biến xuất khẩu gạo tiếp cận với lãi suất ưu đãi, nhưng ông Khánh cho rằng, các giao dịch ngân hàng vẫn phải có lãi để duy trì hoạt động. Còn tất cả các khoản vay thì đều phải thế chấp để bảo đảm thanh toán và doanh nghiệp lúa gạo cũng không ngoại lệ.

Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, những tháng đầu năm 2019, ngành gạo Việt Nam gặp một số khó khăn. Thực ra, đây là biến động bình thường của thị trường, sau một năm tăng trưởng khá tốt. Về khách quan, thị trường các nước đẩy mạnh việc dự trữ, tự sản xuất dẫn đến xuất khẩu đầu năm của Việt Nam chậm lại. Chính sách một số nước thay đổi, trong những tháng đầu năm như Trung Quốc, Philippines nên việc xuất khẩu sang các thị trường chính này của doanh nghiệp gặp khó khăn.

Theo đánh giá của VFA và các cơ quan, việc này không tác động lớn đến thị trường ngành gạo trong năm 2019, mà chỉ chậm trong tháng 1 và 2. Năm nay, lúa gạo Việt Nam chín đồng bộ trong tháng 2 và 3, sản lượng vụ mùa khá tốt dẫn đến ùn tắc cục bộ lượng lương thực cần phải giải phóng.

“Bài toán làm sao cho nông dân bán được giá tốt, doanh nghiệp dự trữ hàng hóa để những tháng sau quý I, thị trường khởi sắc lại bán gạo được giá tốt. VFA đã chỉ đạo các doang nghiệp tăng cường mua dự trữ 5%, khai thông các nguồn vốn để thu mua dự trữ, tránh bán rẻ, bán gấp ảnh hưởng đến thị trường sau này”, ông Kiên nói.

Ông Nguyễn Trung Kiên cũng phản bác thông tin cho rằng “thương lái dậm chân với doanh nghiệp” ép giá nông dân. Thương lái và hàng xáo là một khâu trong lưu thông, vận chuyển. Vừa qua, do tiêu thụ của doanh nghiệp chậm lại, hàng xáo, thương lái thu mua lúa bị lỗ nên chậm thu mua hoặc mua nhưng không có chỗ bán dẫn đến ngưng, hủy hợp đồng với nông dân. “Thời điểm này, xuất khẩu gạo chưa khởi sắc, vòng quay vốn của doanh nghiệp bị chậm, hụt vốn. Đây là thiếu vốn cục bộ, chứ không phải thiếu vốn thường xuyên ổn định của các doanh nghiệp mà do sản lượng tăng đột biến”, ông Nguyễn Trung Kiên nói và dẫn chứng, nguồn vốn xuất khẩu ổn định của doanh nghiệp 100 tỷ đồng nhưng lượng hàng hóa tăng mạnh trong tháng 2 đến tháng 3, doanh nghiệp cần đến 150 tỷ đồng nên bị hụt vốn.

Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ chia sẻ, hiện nay mô hình cánh đồng lớn, liên kết theo chuỗi giá trị vẫn còn nguyên giá trị và cần khuyến khích doanh nghiêp, nông dân thực hiện. Đây là mô hình cụ thể, hiệu quả nhất nhưng hiện nay chưa thực hiện được nhiều. “Chính quyền thì đồng tình, nhân dân thì muốn vào cánh đồng lớn, vì được doanh nghiệp bao tiêu”, ông Bình nói và dẫn chứng, năm nay công ty đầu tư trồng lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại Cà Mau, thu hoạch 6.000 tấn, bán với giá 6.300 đồng/kg. Kiên Giang thu hoạch 4.000 tấn, bán với giá gần 7.000 đồng/kg.

“Đất đai đủ, thủy lợi nội đồng đầy đủ nhưng chỉ thiếu tiền để thực hiện mô hình cánh đồng lớn. Ngân hàng phải thay đổi tư duy cho vay, để doanh nghiệp làm cánh đồng mẫu lớn và tin chắc sẽ thắng lớn. Giải cứu vụ lúa đông xuân thì phải nghĩ ngay đến vụ hè thu. Ngân hàng nếu cho vay thì phải cho vay chín tháng, chứ đừng cho vay bốn đến sáu tháng vì khi đó doanh nghiệp phải tranh nhau bán hàng, trả nợ”, ông Bình nói.

Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long ảnh 1

Theo dự báo, nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới không giảm và Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thành đạt, vượt kế hoạch trong năm 2019.

Giải pháp cứu giá lúa

Các đại biểu đã nêu bật vấn đề cốt lõi là giá lúa gạo ở ĐBSCL biến động rất lớn theo mùa, vụ, theo vùng sản xuất, cơ cấu giống và theo chất lượng xay xát gạo. Thông thường, giá lúa vụ đông xuân và thu đông sẽ cao hơn giá lúa vụ hè thu, do chất lượng gạo tốt hơn, thời điểm thu hoạch thường trùng với thị trường xuất khẩu gạo tốt nhất. Lý do là một số nước không thể sản xuất vụ đông xuân hay thu đông do chưa có hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất lúa.

Vùng ĐBSCL cung cấp 90% sản lượng gạo cho xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, quy mô sản xuất hộ nông dân nhỏ lẻ, sản xuất theo tập quán và kinh nghiệm, ít áp dụng các biện pháp thực hành nông nghiệp, chưa sản xuất theo nhu cầu của thị trường, chất lượng sản phẩm gạo không đồng đều… nên thường gặp cảnh được mùa mất giá. Giá lúa gạo loại thường ở ĐBSCL từ 4.850 – 5.200 đồng/kg đã giảm xuống 4.350 – 4.650 đồng/kg, loại lúa hạt dài giảm từ 500 – 800 đồng/kg.

Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhìn nhận, tình hình thu mua lúa gạo thời gian qua diễn ra chậm là do các hợp đồng mới chưa ký được và các hợp đồng cũ còn lại không nhiều. Thủ tướng Chính phủ đã họp và đưa ra năm nhóm giải pháp chính, trong đó tập trung thu mua để dự trữ quốc gia theo đúng kế hoạch 200.000 tấn gạo, 180.000 tấn thóc và tập trung thu mua ngay trong vụ này. Bộ NN-PTNT và Bộ Tài chính tính toán thu mua thêm 100.000 tấn thóc phục vụ cho công tác phát triển trồng rừng, xóa nghèo bền vững ở miền núi. Hệ thống tín dụng ngân hàng tháo gỡ các khó khăn, tính toán lại mức lãi suất phù hợp nhất.

“Về mặt thị trường, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công thương phối hợp Bộ NN-PTNT cùng VFA tiếp tục khai mở những thị trường truyền thống và tập trung nghiên cứu phát triển thị trường mới. Cùng với đó, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nông nghiệp. Trong đó, tái cơ cấu cây lúa không chỉ riêng ĐBSCL mà trên phạm vị toàn quốc, lựa chọn quy mô sản xuất các mặt hàng nông sản ở mức độ phù hợp nhất, khai thác lợi thế tốt nhất và hướng đến thị trường, bảo đảm tất cả các đối tượng sản xuất nông nghiệp đều có dư địa tốt về mặt thị trường và có thu nhập cao”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đề nghị, đẩy nhanh hơn quá trình hình thành chuỗi liên kết trên cơ sở hình thành các hợp tác xã và các doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp, liên kết với nông dân từ khâu sản xuất, đến khâu tiêu thụ.

“Đối với các tỉnh, tôi đề nghị chỉ đạo các doanh nghiệp tập trung liên kết với nông dân. Những doanh nghiệp đã liên kết rồi thì đề nghị phải giữ đúng cam kết. Thứ hai, rà soát cho vụ tới, với thông tin dự báo như thế thì chúng ta phải có quyết sách, nhất là vụ thu đông tới, phải giảm diện tích chủ động. Yêu cầu các doanh nghiệp phải dồn sức, tập trung thu mua không để tồn đọng lúa gạo hàng hóa của nông dân. Bởi theo dự báo, nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới trong năm 2019 không sụt giảm, thậm chí còn tăng ở một số thị trường chính, mà Việt Nam đang chiếm lĩnh”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định.