Theo đó, chỉ số giá của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), theo dõi các mặt hàng thực phẩm được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu, đạt trung bình 120,6 điểm trong tháng 6, không thay đổi so với tháng 5.
Hồi tháng 2, chỉ số này chạm mức thấp nhất trong 3 năm qua, khi giá lương thực đã đạt mức cao kỷ lục vào tháng 3/2022 sau khi nổ ra xung đột ở Ukraine.
Chỉ số tháng 6 giảm 2,5% so với cùng kỳ năm trước đó và thấp hơn 24,8% so với mức cao nhất năm 2022.
FAO cho biết, giá ngũ cốc giảm 3,0% so với tháng trước trong bối cảnh triển vọng sản xuất được cải thiện đôi chút ở một số nước xuất khẩu lớn, bao gồm Kazakhstan và Ukraine.
Giá ngô xuất khẩu cũng giảm, với sản lượng ở Argentina và Brazil dự kiến sẽ tăng cao hơn dự kiến.
Giá lương thực thế giới tăng trở lại từ mức thấp nhất trong 3 năm qua
Cũng theo FAO, giá sữa tăng 1,2% trong tháng 6 so với tháng trước đó, trong khi chỉ số đường tăng 1,9%, một phần do sản lượng thu hoạch tháng 5 ở Brazil thấp hơn dự kiến.
Giá dầu thực vật tăng 3,1%, nhờ giá dầu cọ, dầu đậu nành và dầu hướng dương tăng cao, trong khi giá dầu hạt cải hầu như không thay đổi.
Giá thịt cũng ổn định, với giá gia cầm quốc tế giảm nhưng giá thịt cừu, lợn và bò lại tăng nhẹ.
Nắng nóng trên toàn cầu làm tăng giá lương thực và lạm phát
Trong một báo cáo riêng, FAO đã nâng dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu trong năm 2024 thêm 7,9 triệu tấn (tăng 0,3%), lên mức 2,854 tỷ tấn, tăng một chút so với mức của năm 2023 và đánh dấu mức cao kỷ lục mới.
Sự gia tăng phản ánh triển vọng cải thiện đối với ngũ cốc thô, được củng cố bởi kỳ vọng về sản lượng thu hoạch ngô cao hơn ở Argentina và Brazil.
Dự báo tiêu thụ ngũ cốc thế giới trong giai đoạn 2024-2025 là 2,856 tỷ tấn, tăng 0,5% so với giai đoạn 2023-2024, trong khi dự báo của FAO về trữ lượng ngũ cốc thế giới vào cuối mùa năm 2025 là 894 triệu tấn.