Trước tình hình nói trên, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai, công an tỉnh phối hợp các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, đấu tranh xóa bỏ tà đạo Hà Mòn. Công an tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên; các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an huy động hơn 2.500 lượt cán bộ, chiến sĩ tiến hành 85 lượt truy bắt, 38 đối tượng cầm đầu, cốt cán bị tóm gọn; làm tan rã 25 khung ngầm phun-rô lợi dụng tà đạo Hà Mòn với 85 đối tượng tham gia. Toàn bộ các điểm, nhóm tà đạo Hà Mòn đã được xóa bỏ.
ML
Nông dân Khmer huyện Tri Tôn (An Giang) thu hoạch lúa.
Nhiều chính sách ưu đãi cho đồng bào Khmer ở An Giang
Tỉnh An Giang đã triển khai được 20 chính sách, chương trình, đề án, dự án chăm lo đời sống, sản xuất, phát triển vùng dân tộc thiểu số như: Đề án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt, đầu tư thủy lợi vùng cao; khôi phục, bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; dạy nghề; xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội... Qua đó đã xây dựng cơ chế chính sách thông thoáng, thu hút đầu tư, thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế biên mậu gắn với phát huy lợi thế dịch vụ, du lịch... Năm 2014, theo kế hoạch từ các nguồn ngân sách Trung ương và địa phương phân bổ gần 80 tỷ đồng đầu tư hỗ trợ đất ở, chuộc lại đất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển sản xuất, di dân định canh, định cư, xây dựng trạm cấp nước tập trung, cung cấp sách báo, tạp chí... nhằm tiếp tục để đổi mới phum, sóc, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào Khmer.