Đón đọc Nhân Dân số đặc biệt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024) (phát hành từ ngày 18/6)

Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư đang làm thay đổi cấu trúc mọi ngành nghề, trong đó có nghề báo. Nhiều cơ hội mở ra, nhưng cùng với đó là không ít thách thức, đòi hỏi các cơ quan báo chí và người làm báo phải thích nghi và tự đổi mới để bắt kịp với xu thế chung của sự phát triển.
0:00 / 0:00
0:00
Đón đọc Nhân Dân số đặc biệt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024) (phát hành từ ngày 18/6)

Theo đó, mỗi cơ quan báo chí dường như đang tích cực chuyển động để tái cấu trúc lại lực lượng lao động sao cho phù hợp với xu thế chung của thời đại. Số báo đặc biệt Chào mừng Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 năm nay với chủ đề xuyên suốt: Lao động nhà báo thời đại công nghệ 4.0 sẽ đưa tới giới báo chí và công chúng cái nhìn toàn cảnh về vai trò, vị thế, lao động nhà báo trong bối cảnh mới.

★ TIÊU ĐIỂM: Báo chí trong thời đại số; Rèn đức luôn phải đi đôi với luyện tài (Ngô Vương Anh); Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: “Không để báo chí tự bươn chải với thị trường” (Ngô Hương Sen); Đổi mới sáng tạo ở Báo Đảng-Dám nghĩ, dám làm, sẽ có đột phá (Lê Quốc Minh); Ở đâu có nhân dân, ở đó có báo Đảng (Nhóm phóng viên); Lao động thực tế nhà báo-nhìn từ giải báo chí quốc gia (PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng); Mô hình tòa soạn số kết hợp “báo chí-công nghệ” (Ngô Việt Anh); Báo chí và doanh nghiệp-Hợp tác vì một xã hội phát triển bền vững (Lê Quốc Vinh); Công nghệ hóa đào tạo báo chí (TS Đỗ Anh Đức); Báo chí, nhìn từ những chuyển động rõ ràng (Thanh Thể); Từ trang OCOP, nghĩ về báo chí hiện đại (Hà Vy); Bảo vệ tính chân thực của từng khoảnh khắc (Vi An); Sáng tạo và tìm tòi làm nên sự khác biệt (Vũ Phong-Tùng Anh).

★ CÔNG NGHỆ VÀ BÁO CHÍ: Nhà báo đa phương tiện-Khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế (Hồng Minh-Uyển Hương); Báo chí dữ liệu-Định hình tương lai của báo chí trong kỷ nguyên số (Bông Mai- Hà My); Báo chí giải pháp, tiềm năng cần được khai mở (Trung Hiếu); Sẵn sàng lướt trên con sóng công nghệ (Anh Thư); Công nghệ cho sự kiện trong hoạt động báo chí (Vũ Trung Hiệp); Kỷ nguyên mới của ngành tiếp thị, quảng cáo, truyền thông (Tây Giang); Vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí-Thách thức ngày càng lớn (Vĩnh Đăng); Báo chí truyền thông đối mặt mạng xã hội-Những chỉ dấu cho con đường phía trước (Võ Hoàng).

★ DẤU ẤN NHÀ BÁO TRONG KỶ NGUYÊN SỐ: Chìa khóa để thích ứng với kỷ nguyên công nghệ (Thùy Minh); Lặng thầm sau những con chữ kết nối với thế giới (Lê Quang Thiều); Viết bài văn hóa, văn nghệ thời 4.0 (Hữu Việt); Mắc nợ Tây Nguyên (Uông Thái Biểu); Chuyện về người chắp nối mảnh ghép tài chính (Nguyễn Hùng); Theo dấu cần sa (Mai Tâm Hiếu); Khi nhà báo trở thành chuyên gia tội phạm học (Thiên Thanh); “Có việc gì thế anh?” (Đức Hoàng); Định vị biên tập trong “dòng thác” thông tin (Hà Vân); Để thêm những mùa quả ngọt (Nguyễn Văn Học); Họa sĩ thiết kế báo chí-họ là ai, đang ở đâu? (Khiếu Minh); Tính cá nhân không thể lụi tàn (Ban Cầm); “Người Gen Z” làm báo cho Gen Z (Nguyễn Hà).

Trân trọng mời bạn đọc mua Báo Nhân Dân số đặc biệt tại bưu điện hoặc các sạp báo trên toàn quốc (giá bán lẻ: 64.000 đồng), hoặc truy cập: https://nhandan.vn từ ngày 21/6.