Theo cảnh báo của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, các thủ đoạn lừa đảo tài chính trực tuyến đang gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt là hình thức giả mạo các tổ chức tài chính.
Ngày 12/10, Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thời gian gần đây, tình trạng các đối tượng giả danh cán bộ ngành điện gọi điện yêu cầu khách hàng tải app, kết bạn zalo, nhận link để được hoàn, giảm tiền điện, lập các trang web kêu gọi góp vốn cho các dự án năng lượng… lại tái diễn gây bức xúc trong dư luận
Ngày 2/5, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, qua thực tiễn công tác nắm tình hình trên không gian mạng và trình báo của người dân, phát hiện có nhiều đối tượng lừa đảo, mạo danh Công an tỉnh Đắk Lắk gọi điện đến người dân yêu cầu cập nhật ứng dụng VNeID thông qua đường dẫn (link), cài đặt các ứng dụng (app) và phát tán các mã độc qua ứng dụng di động “Dịch vụ công” để thu thập thông tin cá nhân được lưu trữ trên điện thoại nhằm thực hiện hành vị chiếm đoạt tiền trong các tài khoản ngân hàng trên điện thoại của nạn nhân.
Gần đây, các cơ quan truyền thông liên tục cảnh báo việc nhiều người bị lừa đảo trực tuyến với cái bẫy “việc nhẹ lương cao”. Hiện tình trạng mua bán dữ liệu tràn lan, cộng với sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội, mức độ tiếp cận của những đối tượng lừa đảo với người dùng càng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Ngày 11/2, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thị Dung sinh năm 1983, trú xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Ngày 30/11, Công an thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, cho biết, đơn vị vừa quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh tạm giam đối tượng Lê Thị Bích Hoàng (sinh năm 2001, ngụ phường 6, thành phố Đà Lạt) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 17/11, Công an tỉnh Hưng Yên cho biết: Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hưng Yên đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Thắng, sinh năm 1974, trú tại thôn Ninh Phúc, xã Hùng An, huyện Kim Động về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 4/8, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh tạm giam đối với Nguyễn Văn Nhị, sinh năm 1988, trú tại xã Tân Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại Khoản 4, Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Ngày 6/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01) Công an tỉnh Bình Thuận đã tiến hành bắt tạm giam bị can Lương Thị Hồng Châu, sinh năm 1983 khi đang trú tại phường Tiến Thành, thành phố Đồng Xoài (Bình Phước) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 174 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); đồng thời, tiến hành khám xét nơi ở của bị can.
Trao đổi với báo chí sáng 16/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (Công an tỉnh Thái Bình) cho biết: Liên quan đến hành vi phạm tội của một đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lớn xảy ra trên địa bàn, đơn vị đang thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người bị hại thuộc vụ án khẩn trương liên hệ với cơ quan công an nhằm làm rõ hành vi phạm tội.
Ngày 24/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã tạm giữ đối tượng Nguyễn Đình Nhuận (25 tuổi, quê Đắk Lắk) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chiều 12/8, Công an thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã điều tra làm rõ và bắt giữ 4 đối tượng tham gia đường dây lừa đảo, chạy án cho một đối tượng trong vụ số đề hơn 500 tỷ đồng để chiếm đoạt tiền.
Ngày 24-10, Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Phúc, sinh năm 1997, thường trú tại xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.