Độc đáo múa đánh bồng của trai làng Triều Khúc

NDO -

NDĐT - Hằng năm, từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng âm lịch, người dân làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) háo hức rủ nhau đi xem lễ hội truyền thống của làng. Điểm nhấn của lễ hội chính là điệu múa đánh bồng do các chàng trai trong làng thực hiện.

Độc đáo múa đánh bồng của trai làng Triều Khúc

Điểm đặc biệt nhất của điệu múa này chính là do các nam thanh trong làng thực hiện. Những chàng trai nhập vai phải được tuyển chọn kỹ lưỡng, đó phải là con trai gốc của làng Triều Khúc, mặt mũi khôi ngô, tươi tắn, học hành giỏi giang, con nhà gia giáo, lý lịch trong sạch. Người múa làm sao vừa thể hiện được nét lẳng lơ của người con gái vừa toát lên phong thái nam nhi, tinh thần thượng võ. Động tác đánh trống khoa rộng tay, nhấc chân cao bước rộng, người đảo phóng khoáng và khuôn mặt lúc nào cũng tươi như hoa.

Điệu múa bồng không chỉ là sản phẩm văn hóa độc đáo, mà còn là niềm tự hào của người dân Triều Khúc. Ngày nay, để điệu múa vẫn được biểu diễn như một phần tất yếu của lễ hội làng Triều Khúc, công lao lớn nhất thuộc về những nghệ nhân múa trống bồng đã truyền lại cho con cháu từ đời này qua đời khác.

Độc đáo múa đánh bồng của trai làng Triều Khúc ảnh 1

Mở đầu lễ hội là nghi thức rước kiệu sau đó là các điệu múa lân, múa rồng của các nam thanh trong làng.

Độc đáo múa đánh bồng của trai làng Triều Khúc ảnh 2
Độc đáo múa đánh bồng của trai làng Triều Khúc ảnh 3

Các chàng trai sẽ được trang điểm sao cho giống con gái, đánh phấn bôi son, chít khăn mỏ quạ, mặc áo mớ ba mớ bảy, váy đụp đen, rồi đeo một cái trống nhỏ được sơn mầu đỏ trước bụng.

Độc đáo múa đánh bồng của trai làng Triều Khúc ảnh 4

Người giúp trang điểm là nghệ nhân múa trống bồng Triệu Đình Hồng (74 tuổi) - người cuối cùng của làng dạy được điệu múa.

Độc đáo múa đánh bồng của trai làng Triều Khúc ảnh 5

Điệu múa đánh bồng trong lễ hội của làng Triều Khúc năm nay được chứng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

Độc đáo múa đánh bồng của trai làng Triều Khúc ảnh 6

Em Nguyễn Văn Chí Hiếu (17 tuổi) đã có 5 năm múa trống bồng. “Hồi đầu, em còn thấy ngại nhưng giờ thì em cảm thấy vui nhiều hơn là ngại. Múa trống bồng khó nhất là đôi mắt. Ánh mắt sao phải thật đong đưa, tình tứ với bạn diễn”.

Độc đáo múa đánh bồng của trai làng Triều Khúc ảnh 7

Người múa sẽ vừa đi vừa nhún nhảy, vỗ trống theo âm thanh vang dội của dàn trống cái, miệng cười tươi, ánh mắt đong đưa. Điệu múa phóng khoáng, dứt khoát mạnh mẽ, nhưng cũng rất mềm mại lả lơi, linh hoạt.

Độc đáo múa đánh bồng của trai làng Triều Khúc ảnh 8

Múa bồng ở làng Triều Khúc được múa theo từng cặp, thường múa trong các tư thế đối: lưng đối lưng, mặt đối mặt, chân tay đối xứng nhau. Đặc biệt, có động tác dựa lưng vào nhau và múa uốn lượn lả lướt mang ý nghĩa hưởng thụ hạnh phúc.

Độc đáo múa đánh bồng của trai làng Triều Khúc ảnh 9

Bên cạnh điệu múa đánh bồng, nghi lễ rước kiệu Bố Cái Đại vương Phùng Hưng về đình làng cũng thu hút sự chú ý của đông đảo dân làng.

Độc đáo múa đánh bồng của trai làng Triều Khúc ảnh 10

Những cô gái nhảy điệu sênh tiền phải đi lùi theo phong tục xưa.

Độc đáo múa đánh bồng của trai làng Triều Khúc ảnh 11

Khi kiệu rước Bố Cái Đại vương Phùng Hưng đi qua, người dân luôn tỏ lòng thành kính, chắp tay cầu nguyện mong Ngài sẽ đem lại may mắn, mọi việc trong năm thuận buồm xuôi gió.

Độc đáo múa đánh bồng của trai làng Triều Khúc ảnh 12

Dọc hai bên đường, dân làng cũng bày bàn cúng khi nghi lễ diễn ra.

Độc đáo múa đánh bồng của trai làng Triều Khúc ảnh 13

Đến nay, hội làng Triều Khúc vẫn giữ được những nghi thức, điệu múa mang đậm cốt cách, nét đẹp tâm linh của lễ hội truyền thống giữa Thủ đô ngàn năm văn hiến.