Lá chét có cuống gầy dài 3-10mm, phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm. Cụm hoa hình chùy ngắn 7-18mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ.
Ðinh lăng là cây được trồng phổ biến ở khắp nước ta. Trong dược điển cây chưa được dùng làm thuốc, nhưng khoảng 50 năm lại đây nhiều nghiên cứu về đinh lăng ở Việt Nam và trên thế giới được công bố và người ta bắt đầu khai thác và dùng đinh lăng làm thuốc bằng cách đào lấy rễ lớn, rửa sạch đất cát, phơi hoặc sấy khô dùng như nhân sâm.
Trong đinh lăng có các alcaloit, glucozit, saponin, flavonoit, tanin, vitamin B1, các axit amin trong đó có lyzin, xystei và methionin là những axit amin không thể thay thế được.
Các nhà dược lý, dược liệu và giải phẫu bệnh lý thuộc Viên Y học Quân sự Việt Nam từng nghiên cứu về đinh lăng và kết luận: nước sắc rễ đinh lăng giúp tăng sức đề kháng, cho thấy rõ dẻo dai của cơ thể và có tác dụng như nhân sâm. Tác giả Ngô Ứng Long và Xa-va-ép (Liên Xô cũ) từng có công trình về đinh lăng và cho thấy rõ tác dụng đối với các nhà du hành vũ trụ khi tập luyện trong tư thế tĩnh, đầu dốc ngược... Ðặc biệt viên bột rễ đinh lăng dùng cho bộ đội, vận động viên thể dục, thể thao đều cho kết quả khả quan trong các nghiệm pháp gắng sức.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu dược lý, Viện Y học Quân sự Việt Nam đã thí nghiệm trên người với liều 0,23-0,50g bột đinh lăng một ngày dưới dạng thuốc sắc hay thuốc ngâm rượu nhẹ độ (300) giúp tăng sức dẻo dai của cơ thể rõ rệt.
Trong dân gian, ngoài công dụng ăn gỏi cá, nhiều nơi dùng đinh lăng chữa ho, thông tiểu, thông sữa, kiết lỵ nặng. Tại Ấn Ðộ đinh lăng dùng làm thuốc chữa sốt, làm săn da.
Một số đơn thuốc có đinh lăng thường dùng:
Chữa mỏi mệt, biếng hoạt động: Ðinh lăng (rễ) phơi khô, thái mỏng 0,5g thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày. Thông tia sữa, căng vú sữa: Rễ cây đinh lăng 30-40g, thêm 500ml nước sắc còn 250ml, uống lúc nóng liền 2-3 ngày. Chữa vết thương: Giã nát lá đinh lăng đắp lên vùng bị tổn thương.