Chủ trì, chỉ đạo Chiến dịch truyền thông, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, đây là dịp chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao nhận thức, phát huy hơn nữa vai trò, tiếng nói và sự tham gia của thanh niên, sinh viên dân tộc thiểu số trong các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới, thay đổi "nếp nghĩ, cách làm".

Thúc đẩy vai trò tiên phong của sinh viên dân tộc thiểu số để thay đổi định kiến giới

Chiến dịch truyền thông vận động thúc đẩy bình đẳng giới với chủ đề "Thanh niên dân tộc thiểu số tiên phong thay đổi định kiến giới vì khát vọng phát triển" nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và sự tham gia của sinh viên, thanh niên là người dân tộc thiểu số trong các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi vừa được tổ chức tại Thái Nguyên cuối tháng 9/2024.
Tiến sĩ Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) phát biểu.

Điểm khác biệt trong mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam

Tiến sĩ Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho hay, tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam tuy xuất hiện muộn so với các nước nhưng tăng nhanh và lan rộng. Hiện 6 vùng kinh tế-xã hội trong cả nước, đặc biệt tại Đồng bằng sông Hồng và vùng miền núi trung du phía bắc tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh khá nghiêm trọng.
Tọa đàm “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên cơ sở định kiến giới”.

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên cơ sở định kiến giới

Giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh trên cơ sở định kiến giới tại Việt Nam cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan và trọng tâm của các chính sách, chương trình can thiệp cần đẩy mạnh hơn về thúc đẩy bình đẳng giới, xác định vai trò của nam giới trong môi trường gia đình và xã hội và nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái.