Cà Mau

Cà Mau

Đồn Biên phòng Đất Mũi thuộc Bộ đội Biên phòng Cà Mau cứu nạn thành công 9 thuyền viên và tàu cá bị mắc cạn trên biển (tháng 6/2024).

Thực hiện tốt nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trên biển, không để bị động, bất ngờ

Bộ đội Biên phòng các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau được yêu cầu chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp sát đúng, phù hợp tình hình thực tế, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển, không để bị động, bất ngờ… để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đư­ợc giao.
Huấn luyện võ thuật, nội dung không thể thiếu của chiến sĩ đặc công.

Tiểu đoàn Đặc công 2012, xứng danh lực lượng “đặc biệt tinh nhuệ”

Tiểu đoàn Đặc công 2012 (Bộ Tham mưu Quân khu 9) được thành lập ngày 20/12/1964, tại xã Biển Bạch (nay thuộc xã Biển Bạch Đông), huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Ngay sau khi thành lập, Tiểu đoàn đã tham gia nhiều trận đánh có ý nghĩa then chốt, tạo thế cho lực lượng của ta giành thế chủ động trên khắp chiến trường Tây Nam Bộ.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Đức Hiển (đứng) phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Cà Mau quyết tâm hoàn thiện dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025-2030

Sáng 4/1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức hội nghị cho ý kiến về Đề cương chi tiết Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 (nhiệm kỳ 2025-2030) và Đề án của Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Hơn 200 đại biểu dự hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo.

Vùng 5 Hải quân: Tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo

Chiều 24/12, tại tỉnh Cà Mau, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Hội Liên hiệp phụ nữ các tỉnh Cà Mau, An Giang và Kiên Giang tổ chức hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo; tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự chương trình tại Cà Mau. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Tập kết ra Bắc-Tình sâu nghĩa nặng, 70 năm khắc ghi

Tối 16/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình Cầu truyền hình "Tập kết ra Bắc-Tình sâu nghĩa nặng" tại 3 điểm cầu: Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa. Đây là chương trình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc, một cuộc dịch chuyển lực lượng lịch sử, thể hiện tầm nhìn chiến lược, sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ghi dấu giai đoạn quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc.
Hoàn thiện sân khấu chuẩn bị cho buổi tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), tại cụm Tượng đài chuyến tàu tập kết ra bắc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời).

Cà Mau tổng duyệt chương trình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra bắc

Chương trình lễ kỷ niệm 70 năm chuyến tàu tập kết ra bắc (1954-2024) tại Cà Mau diễn ra tại khu vực Tượng đài chuyến tàu tập kết ra Bắc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời), được tường thuật trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh-Truyền hình Cà Mau, đồng thời được tiếp sóng trên Đài truyền hình các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Bến tàu chở dòng người tập kết cách nay 70 năm ở miền biển Sông Đốc giờ đã được đầu tư cụm công trình tập kết hoành tráng, được công nhận Di tích lịch sử quốc gia.

Bài cuối: Chia tay từ biển, đi lên từ hướng biển

Ngày 8/2/1955, chuyến tàu cuối cùng chuyển quân ở Nam Bộ từ khu tập kết rời bến Sông Đốc (thị trấn Trần Văn Thời), kết thúc 200 ngày tập kết tại Cà Mau. Thời gian yên bình, tự do,… trong 200 ngày tập kết tuy không dài, nhưng là tiền đề để cấp uỷ, chính quyền cách mạng tại Cà Mau củng cố sức dân, gầy dựng lực lượng và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho cuộc kháng chiến lâu dài, góp phần cùng với nhân dân cả nước đi đến ngày toàn thắng.
Một góc cửa biển Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), nơi từng là bến chuyên chở lực lượng tập kết ra bắc cách đây 70 năm tại Cà Mau.

Bài 2: Những tháng ngày không quên

Lệnh ngừng bắn ở Nam Bộ bắt đầu từ 7 giờ sáng ngày 11/6/1954. Đến ngày 20/7/1954, Hiệp định Geneva được ký kết, đất nước ta tạm thời chia cắt thành 2 miền, dự kiến 2 năm sau sẽ tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Theo hiệu lệnh từ Trung ương, Cà Mau được lựa chọn làm khu vực tập kết tạm thời 200 ngày. Các tỉnh thuộc miền tây có 15 ngày để chuyển quân tập kết về Cà Mau...
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau (đi đầu) kiểm tra công trường Cụm chuyến tàu tập kết ra bắc đang hoàn thiện những công đoạn sau cùng, xưa kia là bến chuyên chở dòng người tập kết tại cửa biển Sông Đốc.

Cuộc chuyển quân lịch sử ở Cà Mau

70 năm về trước, vùng đất thiêng liêng nơi địa đầu cực Nam của Tổ quốc đã diễn ra sự kiện 200 ngày tập kết, chuyển quân ra miền bắc, nhằm thực hiện theo Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Đây là sự kiện lịch sử đặc biệt, thể hiện tầm nhìn chiến lược về sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một giai đoạn lịch sử đất nước có nhiều biến động. Cũng nhờ cuộc chuyển quân lịch sử ấy mà hơn 20 năm sau, đất nước Việt Nam bắc-nam sum họp một nhà. Báo Nhân Dân giới thiệu loạt bài 3 kỳ nhân kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc.
Cà Mau cưỡng chế, thu hồi đất và tháo dỡ các công trình tạm trên phần đất đã giao doanh nghiệp thực hiện dự án tại huyện Đầm Dơi nhưng doanh nghiệp không thực hiện đúng mục đích.

Cà Mau chỉ đạo quyết liệt về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Chiều 13/11, tại phiên họp thường kỳ Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Cà Mau, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Cà Mau (Ban chỉ đạo), đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
back to top