Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh tặng hoa các nghệ sĩ tham gia Chương trình.

Bắc Ninh "Sắc màu di sản"

Tiếp nối các chuỗi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tối 21/11, tại Hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản với chủ đề "Sắc màu di sản".
Chuyên đề "Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Trường tồn và lan tỏa" sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Bắc Ninh đến tháng 12/2024.

Trưng bày hơn 200 tài liệu, hình ảnh, hiện vật về Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngày 9/9, tại Bảo tàng Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Trường tồn và lan tỏa".
Lễ đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận Bảo vật quốc gia đối với mộc bản chùa Dâu .

Trẩy hội chùa Dâu, chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia

Bao đời này, lễ hội chùa Dâu được nhân dân phường Thanh Khương, Hà Mãn, Trí Quả (thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) cùng tham gia tổ chức với các nghi thức độc đáo, thể hiện đặc trưng tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp vùng Dâu. Năm nay, đến với lễ hội tổng Dâu, người dân, chính quyền địa phương và bà con Phật tử có thêm niềm vui khi chính thức đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận bảo vật quốc gia đối với mộc bản chùa Dâu.
Các đại biểu cắt băng Khai mạc không gian trưng bày tái hiện chợ tranh Đông Hồ.

Bắc Ninh khai mạc không gian trưng bày tái hiện chợ tranh Đông Hồ

Ngày 21/4, tại Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức khai mạc "Không gian trưng bày tái hiện chợ tranh Đông Hồ". Đây là lần thứ hai sau hơn 60 năm gián đoạn, tỉnh Bắc Ninh tái hiện, phục dựng không gian chợ tranh Đông Hồ xưa.
Lăng Kinh Dương Vương-người được tôn là Thủy tổ nước Nam.

Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - nhớ về Thủy tổ nước Nam

Nằm bên triền sông Đuống, tại làng cổ Á Lữ (nay thuộc xã Đại Đồng Thành, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) có một khu di tích cổ gồm đền thờ, Lăng Kinh Dương Vương - người được tôn là bậc Thủy tổ nước Nam, mở ra thời đại các vua Hùng. Đây là một trong những di tích mang dấu ấn vị vua đầu tiên của nước Việt và kinh thành cổ Luy Lâu nhưng vẫn còn ít người biết đến.
Ông Nguyễn Thế Hồng giới thiệu với du khách Tranh thêu chỉ vàng thời Nguyễn trưng bày trong Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng.

Dáng nước, hồn quê - những câu chuyện kể từ cổ vật

Ngày càng có nhiều cá nhân sở hữu những cổ vật giá trị, trong đó, có cả những Bảo vật quốc gia. Trong khi không ít người cất giữ bí mật, thì ông Nguyễn Thế Hồng lại lập ra Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng ở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh để giới thiệu hơn 2.000 hiện vật đặc sắc, giá trị với cộng đồng. Ðó là thành quả hơn 20 năm ngược xuôi nam-bắc sưu tầm cổ vật và cả những chuyến xuất ngoại hồi hương cổ vật đang lưu lạc đưa về Tổ quốc. Nhờ tâm huyết của ông mà Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng trở thành điểm đến của nhiều nhà nghiên cứu cũng như nhiều người yêu văn hóa truyền thống.
Các liền anh, liền chị quan họ nhí trong Hội Lim xuân Giáp Thìn 2024.

Ươm mầm di sản quan họ

Không chỉ những ngày xuân, đến miền đất Bắc Ninh vào bất kể thời gian nào, ta cũng được nghe những làn điệu dân ca quan họ mượt mà, đằm thắm. Không chỉ trong lễ hội, trong những canh hát, người quan họ mới dùng những câu ca trong câu mời nước, trong câu chúc tụng... Những đứa trẻ sinh ra nghe hát ru bằng câu quan họ từ thuở lọt lòng, tắm mình trong không khí quan họ. Người quan họ đã sớm gieo hạt, ươm mầm tình yêu cho các thế hệ từ khi thơ bé, để rồi những cô bé, cậu bé lên năm, lên sáu sớm được đằm mình trong câu dân ca.
Với nét đặc sắc riêng có, hội Lim tại Bắc Ninh thu hút đông đảo du khách tham dự.

Bắc Ninh sẵn sàng cho ngày hội Lim

Lễ hội vùng Lim Xuân Giáp Thìn năm 2024 được tổ chức trong hai ngày 21, 22/2 (tức ngày 12 và 13 tháng Giêng) tại thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão, thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất.
Người dân trong làng và du khách hân hoan rước pháo ra đình.

Bắc Ninh sôi nổi Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ

Ngày 13/2 (tức mùng 4 tháng Giêng năm Giáp Thìn), phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) tổ chức khai hội với nghi lễ truyền thống rước pháo. Hội làng Đồng Kỵ với điểm nhấn là lễ rước pháo đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia từ năm 2016.
Ấn vàng Hoàng đế chi bảo lần đầu đón Tết tại quê hương sau hơn 70 năm lưu lạc.

Đón Xuân, cùng chiêm ngưỡng kim ấn Hoàng đế chi bảo

Qua hơn 70 năm lưu lạc, kim ấn Hoàng Đế chi bảo đã ‘‘đón’’ Tết đầu tiên ngay trên chính mảnh đất quê hương. Trải qua quá trình thương thảo, đàm phán phức tạp, dưới sự bảo trợ của Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan Việt Nam, sự kiện ấn vàng hồi hương chính là một minh chứng rõ nét về sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần tự tôn dân tộc, bảo vệ các giá trị di sản văn hóa tốt đẹp của nhân dân Việt Nam.
Bà Đào Thị Son cùng con vẫn miệt mài ngày đêm giữ nghề truyền thống của gia đình.

Để hương thơm bay xa

Cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng 20km, làng Chóa nay được đổi tên là thôn Lạc Trung (xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) nổi tiếng với nghề làm hương đen truyền thống từ hàng trăm năm nay. Mùi hương nhựa trám thanh mát, thoang thoảng, dịu nhẹ mà ấm áp nhắc nhớ hương vị Tết xưa…
Các đại biểu cắt băng khai mạc tái hiện không gian Chợ tranh Đông Hồ.

Gìn giữ để "màu dân tộc" luôn sáng bừng trên giấy điệp

Không chỉ còn trong các tư liệu, hình ảnh, những người yêu tranh Đông Hồ giờ đã có thể hòa mình vào không khí nhộn nhịp của phiên chợ tranh xưa tại khu vực trưng bày tái hiện không gian Chợ tranh Đông Hồ do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức tại Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ (thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh tại khu Viêm Xá, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh.

Đặc sắc nhà hát mới ở trong làng cổ

Một nhà hát mới, to đẹp và hiện đại được xây dựng ở ngay giữa làng cổ với những nhiệm vụ mới có tính cởi mở và sáng tạo, tạo ra một điểm hẹn văn hóa hấp dẫn và độc đáo mà hiếm ở nơi đâu có được. Mục đích và ý nghĩa là góp phần vào việc bảo tồn, phát huy và lan tỏa “Dân ca Quan họ”, di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.
back to top