Vào các ngày 20/2 và 21/2 (tức các ngày 11, 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Khu di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần-Chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) đã diễn ra các nghi lễ quan trọng của Lễ hội khai ấn Đền Trần, đó là lễ rước kiệu Ngọc Lộ và lễ nước, tế cá.
Ngày đầu năm mới Giáp Thìn, Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Trần-Chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) tấp nập hàng nghìn lượt khách đi lễ, du xuân. Đối với người dân địa phương, đây là một nét văn hóa tâm linh không thể thiếu mỗi khi Tết đến, xuân về.
Lần đầu tiên Lễ hội đền Trần Thái Bình được tổ chức với quy mô cấp tỉnh đã thu hút rất đông du khách thập phương đến chiêm bái, vãn cảnh và hòa mình vào bầu không khí lễ hội đặc sắc vùng đất cổ Long Hưng (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay).
Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân lúc 10 giờ 30 phút ngày 5/2, đại diện Ủy ban nhân dân huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình rất bức xúc về nội dung thông tin trên một pano quảng cáo sai sự thật về đền Trần Thái Bình được một số tài khoản đăng lên mạng xã hội, kèm theo bình luận khiếm nhã, gây hiểu nhầm trong dư luận xã hội.
Đã thành phong tục truyền thống, cứ đến ngày 14 tháng Giêng âm lịch hằng năm, người dân các thôn trong xã Tiến Đức (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) - nơi có Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần - lại tổ chức thi cỗ cá.
Tối 3/2, hàng chục nghìn du khách thập phương tề tựu về Khu di tích Quốc gia đặc biệt Khu Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) tham dự khai mạc Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2023.
Diễn ra vào chiều 3/2 (13 tháng Giêng âm lịch), lễ rước nước kéo dài hơn 3 tiếng với hàng trăm người dân xã Tiến Đức (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) tham gia. Đây cũng là một trong những nghi thức truyền thống mở đầu cho Lễ hội đền Trần kéo dài trong 5 ngày.
Sáng 3/2, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Lăng mộ và đền thờ các vị Vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), Ban tổ chức Lễ hội đền Trần Thái Bình đã thực hiện các nghi thức truyền thống khai mở lễ hội lớn trong năm với quy mô cấp tỉnh.
Trước đêm khai ấn ít ngày, tại Khu di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần-Chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) đã diễn ra các nghi lễ quan trọng khác của Lễ hội khai ấn Đền Trần, đó là lễ rước kiệu Ngọc Lộ và lễ rước nước, tế cá.
Từ trước Tết Nguyên đán, tỉnh Nam Định đã có văn bản về việc không tổ chức các lễ hội xuân, trong đó Lễ hội khai ấn Đền Trần (diễn ra đêm 14 tháng Giêng âm lịch hằng năm). Trước tình hình Covid-19 diễn biến rất phức tạp, tỉnh đề nghị người dân không tập trung đông người tại khu vực Đền Trần để tránh lây lan dịch bệnh.
Năm thứ hai liên tiếp, Nam Định quyết định không tổ chức Lễ hội khai ấn Đền Trần để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, đền vẫn mở cửa để phục vụ nhu cầu đi lễ đầu năm của người dân. Do vậy, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo đảm phòng dịch.