Bão số 6 (tên quốc tế là Trami) đang hoạt động trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có cường độ mạnh (sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 và dự báo còn tiếp tục mạnh lên cấp 11-12, giật cấp 14-15), hướng di chuyển còn diễn biến phức tạp, có khả năng ảnh hưởng đến các tỉnh khu vực Trung Bộ, đe dọa trực tiếp đến an toàn các tuyến đê, kè biển, cửa sông ven biển.
Thời gian qua, công tác quản lý trật tự xây dựng, xử lý các vi phạm tại khu vực ven sông của huyện Đông Anh đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt hiệu quả tốt. Song vấn đề mà huyện đang gặp khó là xác định ranh giới khu dân cư tập trung.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình vừa gửi báo cáo đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc rà soát, đánh giá các sự cố, hư hỏng về hệ thống đê điều do bão số 3, mưa lũ gây ra và nhu cầu kinh phí khắc phục, sửa chữa để bảo đảm an toàn.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh phát lệnh báo động III trên sông Bưởi tại thị trấn Kim Tân và trên sông Lèn tại trạm thủy văn Lèn.
Chiều 14/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Văn bản hỏa tốc số 923/ĐĐ-QLĐĐ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Yên Bái về việc bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, ứng phó với tình hình mưa lũ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản 915/ĐĐ-QLĐĐ gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân 21 tỉnh, thành phố gồm: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Hòa Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, An Giang, Đồng Tháp, Long An về việc bảo đảm an toàn chống lũ của đê trong quá trình vận hành các trạm bơm tiêu qua đê.
Trong những ngày qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tiếp xảy ra mưa lớn trên diện rộng, nước lũ trên các sông Hồng, Ðuống, Nhuệ, Ðáy, Bùi, Tích… dâng cao, lên mức báo động 2, báo động 3, gây ngập lụt nghiêm trọng vùng ven sông, đe dọa an toàn hệ thống đê điều.
Do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ lớn sau bão, hiện nước trên nhiều sông tại Ninh Bình như sông Hoàng Long, sông Đáy, sông Bôi,... dâng cao khiến nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh ngập lụt, chia cắt với bên ngoài.
Vừa trải qua đợt ngập lụt kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, sản xuất của người dân vào cuối tháng 7 nhưng những ngày này nhiều huyện ngoại thành Hà Nội lại tiếp tục khẩn trương khắc phục hậu quả siêu bão số 3 và đối mặt nguy cơ lũ dâng cao gây ngập lụt.
Theo báo cáo nhanh của Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tính đến 17 giờ ngày 9/9 đã có 71 người chết và mất tích do bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra.
Chiều 9/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã phát điện thông báo báo động số 2 trên sông Cầu và báo động số 1 trên sông Thái Bình. Hiện mực nước tại các sông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều dâng cao, một số điểm đê xung yếu, mặt đê bị sạt, trượt, sụt, lún… tiềm ẩn nguy hiểm đã được các địa phương, lực lượng chức năng nhanh chóng gia cố, bảo đảm an toàn cho hệ thống đê điều.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ra công văn số 5427/BNN-ĐĐ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp và cơ quan chức năng triển khai các biện pháp để bảo đảm an toàn cho hệ thống đê điều trong thời gian tới.
Mặc dù công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố được triển khai từ sớm, nhưng trước dự báo diễn biến thời tiết phức tạp, thành phố cần chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Ngày 14/5, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 và kế hoạch xử lý vi phạm Luật Đê điều, Luật Thủy lợi năm 2024.
Thời gian qua, tại TP Hải Phòng, nhiều vụ việc vi phạm pháp luật về đê điều, hành lang thoát lũ trên các tuyến sông đã được phát hiện và xử lý. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm chưa được xử lý triệt để, các công trình xây dựng liên tiếp được hoàn thiện, gia tăng cả về mức độ và quy mô đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ, an toàn của các tuyến đê.
Từ đầu năm đến nay, trên cả nước đã chịu ảnh hưởng của 19 trong số 22 loại hình thiên tai, gây thiệt hại về người và tài sản. Đặc biệt, do ảnh hưởng của El Nino, tình trạng nắng nóng, khô hạn đến sớm, gay gắt và khốc liệt hơn trung bình nhiều năm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công điện về chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trước và trong mùa mưa lũ.
Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vừa có văn bản số 14/QGPCTT đề nghị các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn công trình và hạ du hồ chứa nước thuộc liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng trong mùa mưa lũ năm 2023.
Ngày 1/7, tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tập huấn kỹ thuật hộ đê, phòng chống thiên tai cho lực lượng chuyên trách quản lý đê điều các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt.