Quân Giải phóng chiếm căn cứ Đầu Mầu, tháng 3-1973.

Đất thép Quảng Trị qua hồi ức phóng viên chiến trường (bài cuối)

Phải có bằng được hình ảnh chiến sĩ ta chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị. Bởi, cả nước muốn nhìn thấy họ sống và chiến đấu ra sao dưới pháo bầy, bom chùm và bom rải thảm của B52 Mỹ. Với tinh thần sục sôi, Đoàn Công Tính đã “thuyết phục” được cấp trên và may mắn gặp hai o du kích dẫn đường, ông trở thành nhà báo duy nhất lọt vào Thành Cổ trong cuộc chiến 81 ngày đêm, để lại cho lịch sử những bức ảnh quý giá.

Phút nghỉ ngơi sau trận đánh của phóng viên Đoàn Công Tính cùng các chiến sĩ Trung đoàn 48 và K8 tại Thành cổ Quảng Trị, năm 1972.

Đất thép Quảng Trị qua hồi ức phóng viên chiến trường (Bài 2)

Giữa chiến trường khốc liệt, trên đầu là “thảm” bom, lửa khói xám xịt; dưới đất là những “vết sẹo” chằng chịt, cạm bẫy khắp nơi. Nhưng, vượt lên sự hủy diệt là những nụ cười của anh lính giải phóng trẻ, đôi mắt dịu hiền của chị du kích vành đai sạm màu lửa khói, hay những nhánh lan rừng đung đưa trên nòng pháo… đều được ghi nhận qua ống kính của Đoàn Công Tính.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính trò chuyện với tác giả.

Đất thép Quảng Trị qua hồi ức phóng viên chiến trường

Với sự dũng cảm, gan dạ của người phóng viên chiến trường, Đoàn Công Tính là nhà báo duy nhất lọt vào Thành cổ Quảng Trị trong cuộc chiến 81 ngày đêm. Ống kính dũng cảm và tài hoa của ông đã làm tròn trách nhiệm nhân chứng lịch sử, ghi lại cho hậu thế hiện thực sống động của một thời khó quên. Mỗi khoảnh khắc bấm máy của Đoàn Công Tính là một câu chuyện, khắc họa từng bước chân oai hùng của người lính “Bộ đội Cụ Hồ”.