Nga và Mỹ đã thống nhất danh sách các cơ sở của Nga và Ukraine nằm trong diện hạn chế tấn công theo thỏa thuận đạt được sau cuộc đàm phán giữa Washington và Moskva tại Saudi Arabia.
Nga và Mỹ đã đạt được thỏa thuận về an toàn hàng hải ở Biển Đen và khôi phục xuất khẩu nông sản của Nga. Đây là một trong những nội dung được Điện Kremlin đề cập trong tuyên bố ngày 25/3, một ngày sau cuộc đàm phán cấp chuyên gia Nga-Mỹ tại Riyadh.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Ngoại trưởng Iran Seyed Abbas Araghchi ngày 23/3 khẳng định nước này từ chối đàm phán trực tiếp với Mỹ trong điều kiện "áp lực tối đa" như hiện nay, đồng thời bác bỏ triển vọng khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 dưới hình thức ban đầu.
Trong thời gian gần đây, hàng loạt diễn biến quan trọng xảy ra liên quan đến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, như điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ hay đợt trao đổi tù nhân lớn nhất giữa hai nước. Tuy nhiên, việc thuyết phục các bên liên quan nhượng bộ nhằm đạt được thỏa thuận hướng tới nền hòa bình bền vững, lâu dài vẫn còn nhiều thách thức.
Phát biểu trên truyền thông xã hội, Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết: "Cuộc họp với nhóm Mỹ bắt đầu rất mang tính xây dựng, chúng tôi đang tiếp tục công việc của mình".
Ngày 10/3, hãng tin TASS dẫn lời bà Maria Zakharova, người phát ngôn chính thức Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, vòng đàm phán mới giữa Nga và Mỹ tại Saudi Arabia chưa được lên kế hoạch trong tuần này và Nga vẫn chưa nhận được thông tin liên quan từ phía Mỹ.
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian nhấn mạnh, Iran liên tục hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) để xác minh bản chất hòa bình của chương trình hạt nhân của Tehran.
Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) và đảng Dân chủ xã hội (SPD) tại Đức đã hoàn tất giai đoạn đàm phán sơ bộ việc thành lập chính phủ liên minh. Thông tin này được ông Friedrich Merz, ứng cử viên Thủ tướng của khối bảo thủ CDU/CSU, công bố trong cuộc họp báo ngày 8/3.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Cơ quan Thông tin Nhà nước Ai Cập (SIS) thông báo ngày 7/3 rằng một phái đoàn cấp cao của phong trào Hamas đã đến thủ đô Cairo, để thảo luận về việc thực hiện lệnh ngừng bắn tại Gaza và thúc đẩy các cuộc đàm phán hướng tới giai đoạn thứ hai của thỏa thuận.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi tối hậu thư cứng rắn tới Hamas, cảnh báo về “hậu quả nghiêm trọng” nếu nhóm này không lập tức thả con tin. Washington thay đổi chiến lược, trực tiếp đàm phán với Hamas trong nỗ lực giải cứu con tin, đồng thời gia tăng áp lực chưa từng có lên nhóm vũ trang này.
Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết, hai bên đã lên lịch cuộc họp trong tương lai gần và "các bước tiếp theo hướng tới một nền hòa bình công bằng và lâu dài" đã được thảo luận.
Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn thạo tin khẳng định Moskva đã đồng ý giúp chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trao đổi với Iran về những vấn đề nhức nhối hàng đầu trong quan hệ giữa hai quốc gia.
Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Fox News rằng liệu mối quan hệ với nhà lãnh đạo Mỹ có thể được cứu vãn hay không, Tổng thống Ukraine Zelensky trả lời điều đó là "tất nhiên.”
Hãng tin Reuters (Anh) dẫn lời một quan chức cấp cao của Nhà trắng cho biết, Mỹ và Ukraine không ký thỏa thuận khoáng sản như kế hoạch ban đầu. Ngoài ra, buổi họp báo giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky cũng bị hủy sau màn "tranh cãi" giữa hai nguyên thủ này.
Ngày 1/3/2025 tới đây đánh dấu kết thúc giai đoạn đầu tiên của Thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 6 tuần giữa Israel và Phong trào Hamas tại Dải Gaza. Tuy nhiên, việc đàm phán về giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận vẫn đang bị trì hoãn. Điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng xung đột bùng phát trở lại.
Thông báo được đưa ra sau khi đợt trao đổi con tin và tù nhân Palestine cuối cùng trong giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận ngừng bắn đã hoàn tất vào đêm 26/2 và ngày 27/2.
Theo truyền thông Nga, cuộc gặp giữa phái đoàn Nga và Mỹ diễn ra tại dinh thự của Tổng lãnh sự Mỹ tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Các nhà ngoại giao làm việc tại căn biệt thự nằm trên một ngọn đồi với tầm nhìn hướng ra eo biển Bosphorus. Điều này sẽ bảo đảm an ninh cho những người đàm phán và bảo mật thông tin trao đổi.
Lãnh đạo mới của khối nghị viện SPD, ông Lars Klingbeil đã kêu gọi các cuộc đàm phán nghiêm túc với ứng cử viên Thủ tướng của Liên minh CDU/CSU Friedrich Merz.
Dù Liên Hợp Quốc kêu gọi chấm dứt xung đột, Mỹ bỏ phiếu chống một nghị quyết yêu cầu Nga rút quân, cho thấy chính quyền Trump chuyển từ hỗ trợ quân sự sang tận dụng lợi ích kinh tế.
Ngoại trưởng Araghchi nhấn mạnh, sẽ không có khả năng đàm phán trực tiếp giữa Iran và Mỹ về vấn đề hạt nhân khi chính sách gây áp lực tối đa vẫn tiếp tục được duy trì như hiện nay.
Ngày 24/2/2025 đánh dấu tròn ba năm kể từ khi chiến sự giữa Nga và Ukraine bùng phát. Trái ngược với thế giằng co đang diễn ra ngoài chiến trường, trên bàn đàm phán, tia hy vọng về khôi phục hòa bình cho Ukraine le lói xuất hiện. Sau những tổn thất nặng nề do xung đột, các cuộc đàm phán chính là những bước đi tuy nhỏ nhưng cần thiết, có thể đặt nền móng tiến tới dừng cuộc chiến dai dẳng ở Ukraine.
Ngày 22/2, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết cuộc gặp thứ hai giữa đại diện của nước này và Mỹ được lên kế hoạch diễn ra trong hai tuần tới.
Ngày 18/12, bà Valentina Matviyenko, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga tuyên bố, các cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ tại Saudi Arabia là một “tín hiệu tốt và tích cực”, nhưng không nên đưa ra kết luận vội vàng.
Ngày 18/2, các quan chức Nga và Mỹ đã bắt đầu đàm phán về khôi phục quan hệ song phương và vấn đề Ukraine. Cuộc đàm phán diễn ra ở Điện Diriyah, ở thủ đô Riyadh của Saudi Arabia.
Các nước châu Âu đã thống nhất quan điểm, việc đạt lệnh ngừng bắn tại Ukraine mà không kèm thỏa thuận hòa bình có thể tiềm ẩn rủi ro, vì thế Liên minh châu Âu (EU) sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự, bảo đảm an ninh cho Ukraine.