Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Quý Đôn Nguyễn Văn Nam cho biết, việc xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại nhà trường nhằm phát huy giá trị và lan tỏa văn hóa Hồ Chí Minh qua cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người trong cán bộ, giáo viên và học sinh, góp phần hun đúc tinh thần yêu nước của các thế hệ cán bộ, công chức, đội ngũ nhà giáo, và toàn thể học sinh nhà trường.
Đồng thời, chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024, tiến tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Đà Lạt (3/4/1975-3/4/2025) và Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025-2030.
Đại biểu tham dự buổi lễ và thầy cô giáo trong "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” được xây dựng tại Trường tiểu học Lê Quý Đôn. |
“Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” được xây dựng tại Trường tiểu học Lê Quý Đôn, gồm những tác phẩm sách, tài liệu, tranh ảnh gắn với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thông qua không gian này, hình ảnh Bác Hồ luôn gần gũi với giáo viên, học sinh.
Giáo viên và học sinh Trường tiểu học Lê Quý Đôn trong "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” được xây dựng tại nhà trường. |
Để xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” trong nhà trường đạt hiệu quả thiết thực, cần nhiều giải pháp thực hiện. Trong đó, thành phố Đà Lạt đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” trong trường học gắn với thường xuyên động viên học sinh nhận thức và thực hành việc học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Quý Đôn khẳng định, nhà trường luôn xác định, việc vận dụng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là thông qua “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” với những tài liệu sinh động, phải mang ý nghĩa thiết thực, tránh hình thức.
Cô trò Trường tiểu học Lê Quý Đôn trong "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh”. |
Đến nay, tại thành phố Đà Lạt, đã có đại diện 3 cấp trường phổ thông xây dựng và ra mắt “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” trong khuôn viên nhà trường.