Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Chung một dòng sông”

NDO -

Đúng 20 giờ tối 26/4, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Chung một dòng sông” với thông điệp “Hòa hợp, đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước” đã diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, được tường thuật trực tiếp trên kênh Truyền hình Nhân Dân, Báo Nhân Dân, nối sóng với 15 kênh truyền hình trên cả nước. 

(Ảnh: ĐĂNG KHOA)
(Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Mời các bạn xem trực tiếp chương trình “Chung một dòng sông” tại đây: https://nhandantv.vn/

 21:51

 21 giờ 51 phút: Dư âm của “Chung một dòng sông”: Lắng đọng và tự hào

21 giờ 51 phút: Dư âm của “Chung một dòng sông”: Lắng đọng và tự hào -0
(Ảnh: ĐĂNG KHOA) 

Chương trình nghệ thuật "Chung một dòng sông" khép lại với nhiều dư âm. Những người tham dự chương trình ra về với tâm trạng xúc động, bâng khuâng.

 21:47

 21 giờ 47 phút: Nhóm Oplus, Vũ đoàn HT, tập thể diễn viên trình bày ca khúc "Quê hương Việt Nam" (Sáng tác: Hoàng Anh Khang)

21 giờ 47 phút: Nhóm Oplus, Vũ đoàn Htteam, tập thể diễn viên trình bày ca khúc
 (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

 21:43

 21 giờ 43 phút: Tốp nữ Nhà hát nghệ thuật Đương đại Việt Nam trình bày ca khúc “Bonjour Việt Nam” (Sáng tác: Marc Lavoine)

Ca khúc cho thấy, những người Việt Nam trẻ trung, năng động, hòa nhập cùng thế giới, mang trong mình tình yêu đất nước, ý thức trách nhiệm với tương lai đất nước. Ngày hôm nay và trong tương lai, thế hệ những người Việt trẻ tràn đầy tâm huyết và trí tuệ, chung tay đưa Việt Nam phát triển trong một thế giới biến đổi – đó mới là hình ảnh trọn vẹn của hòa hợp dân tộc.

21 giờ 43 phút: Tốp nữ Nhà hát nghệ thuật Đương đại Việt Nam trình bày ca khúc “Bonjour Việt Nam” (Sáng tác: Quỳnh Anh) -0
 (Ảnh: ĐĂNG KHOA) 

 21:36

 21 giờ 36 phút: NSƯT Lê Chức đọc thơ "Tiếng Việt" (Tác giả: Lưu Quang Vũ); Ca sĩ Ánh Tuyết, Vũ đoàn HT trình bày tiết mục “Thương ca Tiếng Việt” (Sáng tác: Đức Trí)

21 giờ 36 phút: Tiếng mẹ đẻ khiến người ta nhận ra nhau là người có chung nguồn cội -0
 (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Đã là người Việt, dù ở trong nước hay nước ngoài thì đều tắm chung dòng sông ngôn ngữ Việt. Tiếng Việt chính là dòng sông chung vô giá ngàn đời mà đất mẹ đã trao lại cho ta, bồi đắp tâm hồn chúng ta.

 21:33

 21 giờ 33 phút: Phóng sự Lớp học tiếng Việt ở nước ngoài

 21:26

 21 giờ 26 phút: Ca sĩ Bạch Trà, Nhà hát nghệ thuật Đương đại Việt Nam trình bày tiết mục “Nhớ về Quảng Trị” (Thơ: Tạ Nghi Lễ; Nhạc: Nguyễn Tất Tùng; Biên đạo Văn Tuyển)

21 giờ 26 phút: Ca sĩ Bạch Trà, Nhà hát nghệ thuật Đương đại Việt Nam trình bày ca khúc “Nhớ về Quảng Trị” (Thơ: Tạ Nghi Lễ; Nhạc: Nguyễn Tất Tùng; Biên đạo Văn Tuyển) -0

 (Ảnh: THÀNH ĐẠT

Phóng sự: Đổi thay của Quảng Trị

 21:08

 21 giờ 08 phút: Ca sĩ Quỳnh Anh, Nhà hát nghệ thuật Đương đại Việt Nam trình bày tiết mục “Quê hương” (Sáng tác: Giáp Văn Thạch. Thơ: Đỗ Trung Quân, Biên đạo: NSUT Nguyễn Thùy)

21 giờ 08 phút: Ca sĩ Quỳnh Anh, Nhà hát nghệ thuật Đương đại Việt Nam trình bày ca khúc “Quê hương” (Sáng tác: Giáp Văn Thạch. Thơ: Đỗ Trung Quân, Biên đạo: NSUT Nguyễn Thuỳ) -0
 (Ảnh: THÀNH ĐẠT) 

 21:05

 21 giờ 05 phút: Phóng sự về doanh nhân người Quảng Trị từ nước ngoài về đầu tư, góp phần phát triển quê hương Quảng Trị

 21:03

 21 giờ 3 phút: Nhóm Oplus, Vũ đoàn HT trình bày ca khúc “Tình ca” (Sáng tác: Phạm Duy)

50 năm đã trôi qua, sông Bến Hải vẫn chảy như hằng ngàn năm trước và sẽ tiếp tục chảy hằng ngàn năm sau, nhưng nó không còn là giới tuyến, là ranh giới của sự chia cắt. Tuy vết thương chiến tranh đã lành trên thân thể đất nước Việt Nam thân yêu, nhưng có thể những vết sẹo vẫn còn đâu đó. Những định kiến và mặc cảm không dễ mất đi trong một sớm, một chiều.

21 giờ 3 phút: Vang bản “Tình ca” trên dòng sông Bến Hải -0
 (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Nhà báo Trần Hữu Việt chia sẻ: Sau những biến động của cuộc chiến kéo dài hơn 20 năm, có những người Việt vì những hoàn cảnh khác nhau đang sống ở nơi xa xứ. Nhưng tôi tin rằng trong ký ức, tâm tưởng của những người con xa xứ ấy vẫn lưu giữ những câu ca dao, những lời ru và điệu hò Việt, vẫn luôn đau đáu nỗi nhớ quê nhà, có nghĩa là chúng ta cùng có chung một dòng sông mang tên gọi là tình yêu quê hương, xứ sở.

 20:57

 20 giờ 57 phút: Ca sĩ Thu Hằng và tốp múa Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam trình bày tiết mục "Bài ca hy vọng" (Sáng tác: Văn Ký; Biên đạo: Văn Tuyền)

20 giờ 57 phút: -0
 (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

 20:52

 20 giờ 52 phút: Giao lưu cựu chiến binh - Thiếu tá Đào Chí Thành

Thiếu tá Đào Chí Thành chia sẻ:

Tôi đã tham gia chiến trường Quảng Trị. Tôi là sinh viên khoa Toán, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tháng 9/1971 tôi lên đường nhập ngũ, đúng mùa lụt rất lớn.

Con đường từ Phú Thọ về Hà Nội nhiều đoạn đường sắt cong queo. Tôi phải đi nhờ xe tải, thuyền về nhập ngũ. Suốt thời gian luyện tập, hành quân, và chiến đấu, tất cả những kỷ niệm ấy đều rất sâu sắc nhưng đáng nhớ nhất là đêm vượt sông Thạch Hãn.

Đêm tháng 7/1972, tôi vượt sông Thạch Hãn vào Quảng Trị, balo súng đạn gói trong túi nilon. Cảnh tượng bờ Nam rất tàn khốc. Con đường ven sông loang lổ, lỗ chỗ vết pháo đạn. Tiểu đội tôi vào thẳng cổng phía Tây. Các cành cây hai bên khẳng khiu, đen xạm. Trên trời bùm bụp pháo sáng. Tôi không ngờ mình vào nơi còn ác liệt hơn những bộ phim đã từng xem.

Sáng ra, pháo kích dồn dập, chát chúa cả ngày. Tiếng nổ làm thành cổ rung lên bần bật. Pháo bụi khói lùa cả vào hầm. Máy bay địch bay nhức óc trên đầu, ném bom rất dai. Suốt 50 ngày đêm, những cảnh ấy vẫn cứ kéo dài.

20 giờ 52 phút: Giao lưu cựu chiến binh - Thiếu tá Đào Chí Thành -0
 (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Tôi có tình bạn rất đẹp và đặc biệt với Nguyễn Thanh Quang, Toán Trưởng toán Khinh binh Việt Nam cộng hòa tham chiến tại chiến trường Quảng Trị. Chúng tôi gặp nhau đầu tiên tại giao lưu "Quảng Trị sáng mãi niềm tin chiến thắng" năm 2012. Ngay từ cái bắt tay đầu tiên, tôi có cảm giác đặc biệt bởi chúng tôi đều là lính chiến thực thụ.

Trao đổi với nhau, có lẽ chúng ta đều là người Việt Nam, tình bạn cứ thế phát triển. Tôi giúp bạn mình thu xếp việc cho con trai. Cưới con Quang tôi cũng vào tận La Gi, Bình Thuận. Điều ấy làm gia đình Quang rất vui. 

Sau này Quang nói với tôi: "Thành ơi, bây giờ chúng mình là bạn của nhau rồi. Nếu kẻ thù một lần nữa xâm phạm bờ cõi, chúng ta sẽ cùng xách súng lên đường”. Tôi liền nói với Quang: “Lần này chúng ta sẽ ở chung một chiến hào”.

 20:47

 20 giờ 47 phút: NSND Quốc Hưng trình bày tiết mục "Tình ca" (Sáng tác: Hoàng Việt; Biên đạo: NSƯT Vũ Dương)

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Chung một dòng sông” -0
 (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

 20:40

 20 giờ 40 phút: Ca sĩ Anh Thơ và tốp múa Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam gửi tới khán giả ca khúc “Câu hò bên bến Hiền Lương” (Sáng tác: Hoàng Hiệp)

Bài hát gợi về câu chuyện của năm 1956, một buổi chiều, nhạc sĩ Hoàng Hiệp gặp người gác đèn biển ở Cửa Tùng. Người đó nhìn sang bờ Nam sông Bến Hải, nói rằng: “Vợ con tôi ở bên đó. Có những chiều tôi nhìn thấy người đi bán cá giống như vợ con tôi. Tôi cố gọi, nhưng làm sao người bên kia nghe thấy được”.

Nói xong, người gác đèn ngồi im như tượng. Nhạc sĩ Hoàng Hiệp cũng lặng đi, vì ông là người tập kết ra Bắc, người thân của ông ở phía Nam. Những nghẹn ngào trong ông trào lên thành nét nhạc của bài ca “Câu hò bên bến Hiền Lương”.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Chung một dòng sông” -0
 (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Từ đầu cầu Hiền Lương, nhà báo Trần Hữu Việt đã chia sẻ về cảm xúc khi đứng trên vùng đất thiêng Quảng Trị. Ông bày tỏ, khí thiêng ấy được hun đúc từ anh linh biết bao anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu giành tự do độc lập, thống nhất đất nước.

20 năm khắc nghiệt ấy, ta chỉ có thể biết bao nhiêu người đã ngã xuống. Nhưng làm sao ta đếm được có bao nhiêu giọt nước mắt của những người mẹ không nhìn thấy con, những người vợ bặt tin chồng, những đôi trai gái đã đi qua hết tuổi thanh xuân mà không thể có nhau. Ta làm sao cân đong được bao ước vọng giản dị của nhiều triệu con người không thể thành hiện thực.

Nhưng cho dù không thể đo đếm được, chúng ta vẫn có thể cảm nhận được phần nào sự khắc khoải, nỗi đau của những thế hệ người Việt phải đi qua 20 năm chia cắt ấy, để hiểu chiều sâu của  mất mát và giá trị vô song của hòa bình, của tình yêu và khát khao hạnh phúc lứa đôi…

 20:35

 20 giờ 35 phút: Tốp ca nam, hợp xướng và Vũ đoàn HT trình bày hoạt cảnh: “Giai điệu Tổ quốc” (sáng tác: Trần Tiến)

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Chung một dòng sông” -0
(Ảnh: ĐĂNG KHOA) 

 20:30

 20 giờ 30 phút: Cảm xúc đặc biệt từ cầu Hiền Lương, Quảng Trị

Nhà thơ-nhà báo Trần Hữu Việt chia sẻ những cảm xúc đặc biệt khi đứng trên cây cầu Hiền Lương bắc qua dòng sông Bến Hải: Thời điểm này trong năm trời Quảng Trị xanh trong, gió Quảng Trị lồng lộng, nhưng hôm nay là một ngày mưa đã đem lại sắc thái cảm xúc khác về Hiền Lương, Bến Hải… những cái tên quen thuộc gắn liền với giai đoạn lịch sử anh dũng, kiên cường của dân tộc Việt Nam. Chắc chắn Hiền Lương, Bến Hải không hề muốn đó là biểu tượng của sự chia cắt hai miền Nam-Bắc trong 20 năm. 

Đó không chỉ là sự chia cắt về giới tuyến mà còn là sự chia cắt lòng người: vợ xa chồng, con xa mẹ, anh em xa nhau bởi một trong những cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Đã 47 năm đất nước Việt Nam liền một dải. Thời gian càng lùi xa, chúng ta càng thấu hiểu sâu sắc hơn về những đau thương, mất mát; sự trả giá của chiến tranh cũng như sức sống mãnh liệt của một dân tộc vượt qua sự khắc nghiệt của lịch sử. 

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Chung một dòng sông” -0
 Nhà báo Trần Hữu Việt dẫn câu chuyện từ cầu Hiền Lương, Quảng Trị. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Hôm nay, đứng trước dòng sông này, chắc chắn mỗi chúng ta đều mong muốn vĩnh viễn xóa đi những vết thương của chiến tranh, xóa đi sự ngăn cách, để tiếp tục đi tới tương lai. Chúng ta có niềm tin mãnh liệt vào cội nguồn dân tộc, vào lòng nhân ái, thủy chung, sự cảm thông, chia sẻ trong tình yêu xứ sở, nghĩa đồng bào. Và đó cũng chính là dòng sông luôn mãi chảy trong mỗi con người Việt Nam, là Bến Hải, là Hiền Lương theo nghĩa đẹp nhất của những cái tên này.  

 20:20

 20 giờ 20 phút: Ban tổ chức tặng hoa các đơn vị tài trợ đồng hành cùng chương trình.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Chung một dòng sông” -0
Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh và Phó Tổng Biên tập Đinh Như Hoan tặng hoa đại diện các nhà tài trợ chương trình. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

 20:12

20 giờ 12 phút: Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam lên phát biểu khai mạc chương trình nghệ thuật "Chung một dòng sông" trong những ngày lễ trọng đại của đất nước.

"Kính thưa đồng chí Bùi Minh Hoài, Bí Thư trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương.
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo các Bộ, Ban ngành ở Trung ương và tỉnh Quảng Trị.
Kính thưa quý vị đại biểu và quý khán giả đang xem truyền hình.

Hơn 50 năm trước, người dân ở bờ bắc sông Bến Hải khi trông sang bờ nam chỉ có thể “nhìn phương Nam con nước vơi đầy, thương nhớ” và “Gửi lời tin theo gió qua mấy câu thiết tha hò ơi” như lời bài hát Xa khơi và Câu hò bên bờ Hiền Lương - những bài hát hay nhất thời chiến tranh chống Mỹ, nói về sự chia cắt và lòng thủy chung bền bỉ “không bao giờ phai” của người dân hai miền, cùng với niềm tin mãnh liệt vào ngày đoàn tụ.

Bến Hải, Hiền Lương - những địa danh mang cái tên hiền hòa và thiện lành ấy đã phải trở thành biểu tượng sự chia cắt đất nước chúng ta tới gần 20 năm, cho đến ngày huyện Gio Linh được giải phóng năm 1972 và chỉ vĩnh viễn là dòng sông chung, cây cầu chung của nhân dân hai miền nam-bắc khi nước nhà hoàn toàn thống nhất vào tháng 4/1975.

Đến nay, cuộc chiến đã lùi xa gần 50 năm, dấu vết của chiến tranh chỉ còn lưu lại qua những chứng tích lịch sử. Những địa danh như Thành cổ, Đường 9, Khe Sanh, Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, Bến Hải, Thạch Hãn, Cửa Việt, Cửa Tùng… từng ghi dấu những chiến công lừng lẫy của quân và dân Quảng Trị, nhưng cùng với đó là sự đổ nát tàn khốc vì ngọn lửa chiến tranh.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Chung một dòng sông” -0
 Đồng chí Lê Quốc Minh phát biểu khai mạc chương trình. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Những địa danh, vùng đất ấy, hôm nay đã hồi sinh. Đôi bờ của các dòng sông Hiếu Giang, Bến Hải, Thạch Hãn; Cửa Tùng, Cửa Việt đã được kết nối bằng những cây cầu. Đường 9 anh hùng trở thành con đường xuyên Á, cùng với quốc lộ 15D, cao tốc Cam Lộ-Túy Loan, trục đường Khu kinh tế Đông Nam; các dự án động lực như Cảng hàng không Quảng Trị; đường bộ cao tốc Bắc-Nam nối Vạn Ninh (Quảng Bình) với Cam Lộ (Quảng Trị); các dự án có quy mô lớn như: cao tốc Cam Lộ-La Sơn, dự án điện gió, điện mặt trời… đang mở ra cánh cửa tương lai phát triển kinh tế-xã hội tại mảnh đất Quảng Trị anh hùng.

Nhưng cho dù gần 50 năm đã trôi qua, trong tâm khảm mỗi người Việt Nam, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương vẫn là những vùng ký ức, nhắc chúng ta về những thập kỷ khắc nghiệt nhất của dân tộc, về sự chia cắt, phân ly, đồng thời cũng là biểu tượng của đức hy sinh, của tình yêu thương và lòng nhân ái, của hòa hợp và hòa giải dân tộc.

Chúng ta còn nhớ, năm 1959, “đứa con đầu lòng” của Điện ảnh Việt Nam ra đời - bộ phim “Chung một dòng sông” – kể về mối tình giữa người con trai bên bờ bắc sông Bến Hải với người con gái ở bờ nam của dòng sông. Mối tình cách trở của đôi trai gái chính là hình ảnh mang tính biểu tượng và khái quát hoàn cảnh của đồng bào hai miền nam bắc bị chia cắt bởi chiến tranh.

Năm nay, nhân dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2022), Báo Nhân Dân, phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam và tỉnh Quảng Trị, thực hiện chương trình nghệ thuật “Chung một dòng sông”, nhưng dòng sông chung hôm nay đã có thêm nhiều biểu tượng mới.

Sông Bến Hải-Cầu Hiền Lương nhắc chúng ta về  một dòng sông của tình nghĩa đồng bào, giữa những người con cùng mang dòng máu Lạc Hồng, cho dù trước kia từng ở hai bên bờ chiến tuyến.

Giữa họ luôn có một dòng sông miên man, bền bỉ chảy, đó là tình yêu quê hương, xứ sở. Và dù ở đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, thì họ vẫn tắm chung một dòng sông ngôn ngữ Việt, văn hóa Việt. Đến khi non sông đã liền một dải, thì như một lẽ tự nhiên, mỗi người dân Việt Nam lại có chung một dòng sông khát vọng gìn giữ và dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.

Và cuối cùng, mỗi chúng ta có chung một dòng sông tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào thế hệ trẻ - những công dân toàn cầu, bằng tài năng và sức trẻ sẽ đưa đất nước của chúng ta đến những chân trời mới, hùng cường và thịnh vượng. Có chung những dòng sông ấy, có nghĩa là mọi người Việt dù ở trong nước hay ngoài nước sẽ cùng nhau nối vòng tay lớn vì một tương lai bình an, tươi sáng của Tổ quốc Việt Nam. Đó cũng chính là hình ảnh trọn vẹn của hòa hợp dân tộc.

Chương trình nghệ thuật “Chung một dòng sông” là nén hương thơm thành kính dâng lên các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu và hy sinh vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Đây cũng là món quà nghệ thuật đặc biệt xin được gửi đến những người dân đôi bờ Bến Hải, với mong muốn Quảng Trị năm xưa kiên cường trung dũng, ngày nay không ngừng phát triển, mạnh giàu.

Kính chúc các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các quý vị và các bạn sức khỏe, thành công và hạnh phúc!

 20:10

 20 giờ 10 phút: Các đại biểu tham dự chương trình

Chương trình giao lưu nghệ thuật với tên gọi "Chung một dòng sông" ngày hôm nay do Báo Nhân Dân, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức, được truyền hình trực tiếp trên kênh Truyền hình Nhân Dân từ Thủ đô Hà Nội và được các đài phát thanh truyền hình địa phương tiếp sóng, sẽ là bản hòa tấu về tình yêu,  tinh thần hòa hợp dân tộc, hướng về nguồn cội và vì một Việt Nam thịnh vượng.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Chung một dòng sông” -0
 Các đại biểu tham dự chương trình. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Đến dự chương trình hôm nay có sự hiện diện của các đồng chí: Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban đối ngoại Trung ương; Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Vũ Việt Trang, Tổng Giám đốc Thông Tấn xã Việt Nam.

Về phía tỉnh Quảng trị, có sự hiện diện của đồng chí Nguyễn Đăng Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị. 

Về phía Báo Nhân Dân có sự hiện diện của đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Chương trình có sự hiện diện của các nhà tài trợ và đông đảo khán giả. 

 19:55

 19 giờ 55 phút: Các vị lãnh đạo đến dự chương trình nghệ thuật “Chung một dòng sông”

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Chung một dòng sông” do Báo Nhân Dân, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức tối 26/4 đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

19 giờ 55 phút: Các vị lãnh đạo đến dự chương trình nghệ thuật “Chung một dòng sông” -0
 

 19:45

 19 giờ 45 phút: Đông đảo khán giả tham dự chương trình nghệ thuật “Chung một dòng sông”

Ngày từ 7 giờ tối 26/4, đông đảo khán giả, trong đó có nhiều khán giả trẻ đã tới tham dự chương trình nghệ thuật đặc biệt “Chung một dòng sông” tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.

7 giờ 45 phút: Đông đảo khán giả tham dự chương trình nghệ thuật “Chung một dòng sông” -0
 Các diễn viên nhí trước giờ biểu diễn. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Xem chi tiết tại đây:

Chương trình nghệ thuật gồm 5 trục nội dung chính: Khát vọng, hạt giống hòa hợp vượt qua chia cắt - Tình yêu quê hương, xứ sở - Chung tay xây dựng, phát triển, giữ gìn đất nước - Cùng chung tiếng Việt yêu thương - Thế hệ mới, cội nguồn xưa.

Với chủ đề hướng tới hòa hợp dân tộc, chương trình gồm các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, ca ngợi tình yêu quê hương, tinh thần dân tộc, với sự thể hiện của nhiều thế hệ ca sĩ được yêu mến như NSND Quốc Hưng, nhóm Oplus, các ca sĩ Ánh Tuyết, Quỳnh Anh, Thanh Thanh, Bạch Trà, vũ đoàn HT, rapper Quốc Trung… cùng các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam.

Xen kẽ giữa các tiết mục nghệ thuật là các đoạn phóng sự ngắn về những câu chuyện, những nhân vật chưa bao giờ được kể, như tình yêu của vợ chồng ông Hoàng Nghi, người ở bờ Bắc, người bờ Nam sông Bến Hải thời điểm đất nước bị chia cắt, câu chuyện gia đình với các anh em trai chiến đấu cho hai bên chiến tuyến, hay tình bạn của hai người lính ở hai phía của chiến trường…

Những câu chuyện của những người con ở xa quê hương, những người từng rời bỏ đất nước ra đi, và đã quay trở lại hoặc hướng về quê hương với những việc làm khác nhau, như doanh nhân Văn Lê, luật sư Hoàng Duy Hùng… cũng lần đầu được kể lại.

Chương trình diễn ra ở địa điểm chính tại Hà Nội, và có một đầu cầu dẫn chuyện ở cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị, với sự dẫn dắt của nhà thơ, nhà báo Hữu Việt.

Chương trình lên sóng trực tiếp của Truyền hình Nhân Dân lúc 8 giờ tối 26/4 và được 15 đài phát thanh truyền hình địa phương tiếp sóng. Ngoài ra, có 2 đài Đài phát thanh truyền hình Ninh Bình, Đài phát thanh truyền hình Nghệ An thu và phát lại chương trình vào hôm sau.

50 năm Hiền Lương - Bến Hải