Chưa nên so sánh TV sử dụng công nghệ OLED và LCD

NDO -

NDĐT - Công nghệ OLED đang được xem là công nghệ của những chiếc TV sau này khi nó cho phép sản xuất ra những chiếc TV có độ dày siêu mỏng, chỉ đến 0,1 inch (0,254 cm), uốn cong được và cho màu sắc đẹp hơn. Nhưng có nên so sánh hai công nghệ LED và OLED hay không thì được cho là không nên.

LG giới thiệu TV OLED siêu mỏng với màn hình 55 inch.
LG giới thiệu TV OLED siêu mỏng với màn hình 55 inch.

Theo tờ Techhive thì không nên so sánh giữa công nghệ OLED và LED vì điều này sẽ đánh lạc hướng người tiêu dùng và làm người dùng bối rối như ngành công nghiệp TV đã từng làm khi so sánh TV sử dụng công nghệ LED và TV sử dụng công nghệ LCD. Những gì mà ngành công nghiệp TV quảng cáo về TV LED thì thực chất nó cũng chỉ là những chiếc LCD sử dụng các đèn LED để phát sáng từ phía sau.

Trong khi một chiếc TV LCD tạo ra màu sắc bằng cách lọc ánh sánh được phát ra từ những chiếc đèn LED thì chiếc TV OLED sử dụng đèn LED cho cả phát sáng và màu sắc. Về từ ngữ sử dụng, chiếc TV OLED được cho là làm từ vật liệu hữu cơ sử dụng carbon và không có silicon, nên đã khiến bạn khi nghe thấy đã cảm thấy nó mềm mại hơn.

OLED làm việc như thế nào?

OLED vẫn hoạt động dựa trên nguyên tắc phát quang điện. Về cơ bản, điện năng được nạp vào vật liệu để phát ra màu sắc mong muốn như: đỏ, xanh lá cây hoặc xanh. Bản thân TV OLED được thiết kế nhiều lớp với một cực âm (cathode) và một cực dương (anode) để truyền tải điện năng, thêm một lớp ở giữa cho phát sáng.

Chưa nên so sánh TV sử dụng công nghệ OLED và LCD ảnh 1

Khác với LCD, OLED sử dụng LED cho phát sáng và màu.

Do OLED sử dụng các ma trận mạch điều khiển siêu nhỏ nên màn hình OLED có thể làm mỏng đến mức ngạc nhiên: tại Hội chợ hàng điện tử tiêu dùng CES, LG đã giới thiệu một chiếc TV sử dụng công nghệ OLED với độ dày chỉ 0,1 inch, tức dày chưa đến 0,3 cm. Hơn nữa, OLED sử dụng các vật liệu dẻo nên nó có thể uống cong, thay đổi hình dạng hay có thể cuộn tròn chúng.

Chưa nên so sánh TV sử dụng công nghệ OLED và LCD ảnh 2

Các màn hình OLED dễ dàng uốn cong khi sử dụng.

Tất nhiên, đó là những gì bạn thấy là khi các hãng công nghệ trình diễn nhưng vẫn còn nhiều rào cản kỹ thuật trong công nghệ này để nó có thể đưa ra thương mại. Một chiếc màn hình OLED trong suốt hiện cũng chỉ xuất hiện ở các lần trình diễn công nghệ và nó cũng còn rất xa mới có thể sử dụng được ở những nơi cần đến nó, như trường học hay ở gia đình.

Áp dụng những điểm mạnh của công nghệ OLED vào TV

Bên cạnh khả năng siêu mỏng và đẻo thì TV OLED còn cho chất lượng hình ảnh rất ấn tượng. Các di-ốt phát sáng OLED có thể tắt và không bì rò rỉ ánh sáng như trong màn hình LCD nên nó có thể tạo ra màu đen thực để tạo ra độ tương phản hoàn hảo. Do đó, màn hình sử dụng công nghệ OLED sẽ cho chất lượng hình ảnh sang trọng hơn so với chất lượng trung bình của các TV LCD với bộ phát sáng LED

Sở dĩ nói OLED có chất lượng ảnh tốt hơn chất lượng trung bình của các TV LCD vì các công nghệ mới như chấm lượng tử (còn gọi là tinh thể nano) cũng đã tăng chất lượng màu của dòng TV LCD cao cấp và công nghệ HDR cũng tăng độ tương phản của TV LCD thông qua ánh sáng siêu sáng.

Chưa nên so sánh TV sử dụng công nghệ OLED và LCD ảnh 3

TV Samsung JS9100 sử dụng chấm lượng tử để tăng chất lượng điểm màu.

Khi nói công nghệ OLED có mức độ tiêu thụ năng lượng thấp thì nó cũng chỉ tốt hơn chút ít khi bạn sử dụng TV LCD với độ sáng hợp lý.

Một điểm mạnh của TV OLED là gần như không hạn chế góc nhìn. Các màn hình TV LCD giá rẻ không sử dụng công nghệ IPS sẽ yêu cầu bạn gồi vào vùng trung tâm thì TV OLED vẫn có thể nhìn được từ tất cả các góc cho đến 90 độ.

Những hạn chế của TV OLED

Đầu tiên vẫn là giá cả, và TV OLD là đắt và thậm chí là rất đắt. Thứ hai, không phải ai cũng thích màu sắc của OLED vì nó quá sắc nét. Điều so sánh này không phải là nhận xét không công bằng với các hãng công nghệ đang nỗ lực làm ra những chiếc TV OLED như LG mà theo góc nhìn của người tiêu dùng.

Trong thực tế, nhiều người khi sử dụng TV họ không ưa thích hình ảnh quá sắc nét mà họ cần sự mềm mại của hình ảnh. Những nội dung với độ phân giải 1080 pixel với tốc độ khung hình 24/25 fps (frames per second) sẽ không cần đến những hiệu ứng mạnh như vậy.

Một vấn đề nữa là tuổi đời của sản phẩm. Các vật liệu điện quang sử dụng trong TV OLED đều có tuổi thọ nhất định, đặc biệt là màu xanh khi phải sử dụng điện áp lớn hơn. Những thông tin ban đầu cho biết các TV OLED có tuổi thọ khoảng 20.000 giờ sử dụng, nhiều nhất là 50.000 giờ sử dụng.

Số giờ sử dụng 20.000 giờ có lẽ không là vấn đề đối với những người tiêu dùng bình thường nhưng đối với những nơi sử dụng liên tục 24/7 thì có lẽ là vấn đề vì nó chỉ dùng được khoảng 2,25 năm.

Tại sao TV OLED lại đắt tiền đến thế?

Ứng dụng vật liệu hữu cơ để sản xuất ra những chiếc TV OLED từ lâu đã cho là có vấn đề khi sản xuất những phiến màn hình có kích thước lớn hơn. Năng suất thấp ở các nhà máy sẽ làm tăng giá bán lẻ.

Trong thực tế, mới chỉ có LG giới thiệu chiếc TV OLED ở thời điểm này và Panosonic chỉ mới thông báo vào cuối năm trước rằng phiên bản TV Viera TX-65CZ950 có độ rộng màn hình 65 inch của họ sẽ sử dụng màn hình OLED được sản xuất bởi LG.

Chưa nên so sánh TV sử dụng công nghệ OLED và LCD ảnh 4

Sự phát triển của công nghệ sẽ cho ta những trải nghiệm tốt hơn.

Cuối cùng, sự phát triển của các công nghệ TV sẽ cho phép chúng ta có những trải nghiệm tốt hơn nhưng khi lựa chọn mua một chiếc TV mới thì nên mua những chiếc TV mà bạn thích. Hơn nữa, để đánh giá một chiếc TV mà bạn thích thì cũng nên sử dụng những hướng dẫn mua hàng đến từ các hãng tư vấn có uy tín.