Trong những năm gần đây, dù phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng kinh tế nước ta vẫn là điểm sáng trong bức tranh không mấy sáng sủa của nền kinh tế toàn cầu. Uy tín, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Đó là thành tựu nối tiếp của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Gắn liền với niềm tự hào ấy là tên tuổi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người mà nhân dân ta gọi là nhà lãnh đạo có tâm, có tầm của Đảng, luôn hết lòng vì nước, vì dân. Đồng chí không những là nhà lý luận sắc sảo, mà còn là người hành động quyết liệt, nhân văn, hiệu quả, bảo vệ danh dự, uy tín và sự trong sạch, vững mạnh của Đảng, là người góp phần quan trọng trong việc mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế để phát triển đất nước.
Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu bài viết: "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà Lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân" của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng, Nhà nước ta, nhà lý luận, nhà tư tưởng, nhà văn hóa uyên bác, một nhân cách mẫu mực, người con rất mực hiếu đễ và nhân văn của Nhân dân ta đã không còn nữa. Đây là sự mất mát to lớn của Đảng ta, đất nước ta, dân tộc ta và Nhân dân ta. Vô cùng thương tiếc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người lãnh đạo kiên trung, trọn đời vì nước vì dân!
57 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đồng chí để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong công tác tư tưởng của Đảng, góp phần hoạch định chủ trương, đường lối ở tầm chiến lược; xây dựng, hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới của Đảng; đưa đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ đóng vai trò của người đứng đầu mà còn là một nhà chiến lược, kiến tạo nên những định hướng cơ bản và then chốt trong đường lối bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời đại mới”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng viết trong phần thứ 3 của cuốn sách “Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Với tầm nhìn chiến lược sâu sắc và quyết tâm cao, kiên quyết, kiên trì trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những đóng góp lớn trong việc cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động của Đảng. Đối với Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Tổng Bí thư luôn coi trọng và dành tình cảm đặc biệt.
Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tâm huyết, trăn trở cho hoạt động của Quốc hội. Đặc biệt, với kinh nghiệm thực tiễn qua 2 nhiệm kỳ giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội (khóa XI, XII), Tổng Bí thư đã có những chỉ đạo toàn diện, khách quan, sâu sắc về tổ chức và hoạt động của Quốc hội; đồng thời có những định hướng chỉ đạo rất sát sao việc đổi mới để Quốc hội ngày càng hoàn thiện hơn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nâng cao vị thế của Đảng Cộng sản Việt Nam và đối với các nước lớn, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng chính trị lãnh đạo đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đây là vai trò quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam mà các nước lớn đều thừa nhận.
Khái niệm hay trường phái “Ngoại giao cây tre Việt Nam" được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu lên lần đầu tiên trong Hội nghị đối ngoại toàn quốc (14/12/2021). Đây là sự đúc kết, hình tượng hóa đường lối đối ngoại mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang thực hiện với những đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước.
Khi các cấp ủy, tổ chức đảng đang chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, việc hoàn thành bộ sách “Vững bước trên con đường đổi mới” nói chung; tập 3 và 4 nói riêng càng có ý nghĩa thiết thực cho sự kiện chính trị quan trọng này của toàn Đảng.
Lần đầu tiên, cuộc thi tìm hiểu về cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” được phát động thi tìm hiểu trực tuyến theo từng tuần. Cuộc thi do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
Đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho phát triển bền vững đất nước, bởi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Việc đổi mới phương pháp cũng như đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho văn hóa là yêu cầu cần thiết hiện nay, góp phần chấn hưng văn hóa và thực hiện thắng lợi các mục tiêu Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030.
Trong những ngày tháng 7 này, nhiều bài báo, bài viết, thước phim, dòng chia sẻ kỷ niệm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nổi bật trên các phương tiện truyền thông xã hội. Nhân dân bày tỏ tình cảm yêu quý, ngưỡng mộ, tiếc thương khi biết Tổng Bí thư không còn nữa. Được công tác và làm việc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Tạp chí Cộng sản, tôi xin chia sẻ đôi dòng cảm nghĩ về Đồng chí.
Ngày 9-6-2012 (cách đây 12 năm), nhân dịp kỷ niệm 87 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6-1925 - 21-6-2012) và 82 năm Ngày Tạp chí Cộng sản xuất bản số đầu tiên (5-8-1930 - 5-8-2012), Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, đã về thăm, làm việc với cán bộ, phóng viên và biên tập viên của Tạp chí Cộng sản. Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu tâm sự, ghi nhận kết quả và căn dặn cán bộ Tạp chí Cộng sản.
Còn nhớ, tôi và đồng chí Nguyễn Phú Trọng cùng thế hệ công tác tại Tạp chí Cộng sản. Khi đó, chúng tôi là lớp thế hệ trẻ nên còn nhiều lo lắng, bỡ ngỡ, nhưng chúng tôi đã luôn động viên nhau cùng tiến bộ trong điều kiện tự học hỏi, trau dồi kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ công tác.
Đây là nhận xét của tờ New York Times về di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được Tiến sĩ Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, dẫn lại trong bài viết về những dấu ấn lãnh đạo của Tổng Bí thư từ góc nhìn phát triển kinh tế. Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Bích Lâm trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ với bạn đọc.
Không ít người dân đã không cầm được nước mắt khi xem lại 44 bức ảnh về cuộc đời đầy giản dị của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được trưng bày tại trụ sở Báo Nhân Dân.
Ngày 25/8, đông đảo người dân Thủ đô Hà Nội đến tham quan Triển lãm ảnh “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” tại Trụ sở Báo Nhân Dân (71 phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm trưng bày 44 bức ảnh ấn tượng về cuộc đời, sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua các thời kỳ và lĩnh vực.
Chiều 24/8, tại Trụ sở Báo Nhân Dân, đông đảo đoàn viên, thanh niên xã Đông Hội (huyện Đông Anh, Hà Nội)-quê hương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã đến tham quan và tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của người lãnh đạo có tâm, có tầm của Đảng qua Triển lãm ảnh “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”.
Triển lãm ảnh về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại trụ sở Báo Nhân Dân (71 phố Hàng Trống, Hà Nội) đã thu hút đông đảo giáo viên, học sinh Thủ đô đến tham quan và cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp của người lãnh đạo có tâm, có tầm của Đảng.
Triển lãm ảnh “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” trưng bày 44 bức ảnh ấn tượng về cuộc đời, sự nghiệp của Tổng Bí thư qua các thời kỳ và lĩnh vực. Ngày 22/8, đông đảo người dân Thủ đô đã đến với Triển lãm.