Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) cho biết, biến thể phụ JN.1 có đặc điểm lây lan nhanh, nhưng chưa có bằng chứng gây ra bệnh nặng hơn các biến thể phụ khác của Omicron.
Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia ghi nhận thông tin biến thể JN.1 của virus SARS-CoV-2 gia tăng nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu trong thời gian gần đây. Tại Việt Nam, kết quả giám sát tác nhân gây bệnh, hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường của virus SARS-CoV-2.
Nhiều quốc gia đang đứng trước mối đe dọa bùng phát làn sóng dịch Covid-19 mới, chủ yếu do sự xuất hiện hàng loạt biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Trong bối cảnh đó, việc nêu cao tinh thần cảnh giác và đoàn kết, hợp tác chống dịch, đồng thời xây dựng hệ thống chăm sóc y tế có sức chống chịu tốt với thách thức là nhiệm vụ của mọi quốc gia.
Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp với số ca mắc mới trong tháng 7 vừa qua trên toàn thế giới đã tăng tới 80% so với tháng trước đó. Các hình thái thời tiết cực đoan và sự gián đoạn hoạt động y tế do người lao động đình công càng làm trầm trọng thêm những áp lực với hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu.
Kế hoạch chiến lược ứng phó với Covid-19 cho giai đoạn 2023-2025 của WHO sẽ hỗ trợ các nước chuyển từ ứng phó khẩn cấp sang quản lý, kiểm soát và phòng ngừa dịch Covid-19 một cách bền vững lâu dài.
Ngày 2/5, Bộ Y tế Indonesia cảnh báo số ca mắc Covid-19 sẽ tiếp tục tăng trong vài ngày tới sau khi lực lượng chức năng nước này phát hiện Arcturus - một loại biến thể mới của biến thể Omicron gây bệnh Covid-19.
Bộ trưởng Y tế Singapore, ông Ong Ye Kung ngày 14/4 cảnh báo, "Đảo quốc Sư tử" đang bước vào đợt lây nhiễm Covid-19 mới với số ca mắc hằng ngày ước tính tăng từ khoảng 1.400 ca trong tháng 3, lên 4.000 ca chỉ trong tuần trước.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và gia tăng trở lại trong thời gian gần đây, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Văn bản 1084/SYT-NVYD về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, không dưới 55 quốc gia trên thế giới đang phải chật vật đối phó với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nhân viên y tế, trong đó các nước châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Ngày 13/3, Nhật Bản bắt đầu nới lỏng quy định về việc đeo khẩu trang phòng dịch Covid-19. Đây là nỗ lực mới nhất của chính phủ nước này nhằm bình thường hóa các hoạt động kinh tế-xã hội sau đại dịch.
Ngày 26/1, Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố rằng quốc gia Đông Nam Á này đang bước vào giai đoạn chuyển tiếp từ đại dịch Covid-19 sang bệnh đặc hữu.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ ngày 25/1 cho biết, các loại vaccine Covid-19 thể lưỡng trị được cải tiến của Pfizer Inc/BioNTech và Moderna đã giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh có triệu chứng đối với các dòng phụ XBB của biến thể Omicron.
Từ tháng 12/2022 tới nay, Nhật Bản có 12.620 người tử vong vì dịch Covid-19; riêng số ca tử vong trong 2 tuần đầu tiên của tháng 1/2023 cũng lên tới 4.998 ca.
Việt Nam cần có sự chuẩn bị sẵn sàng tiếp tục kiểm soát dịch bệnh để không bị động trong tình hình mới khi một số nước thay đổi chính sách phòng, chống dịch Covid-19.
Trong nhiều tuần qua, các nhà khoa học đã theo dõi nhiều biến thể phụ của biến thể Omicron đang lây lan nhanh tại Mỹ. Trong số này, biến thể mới XBB.1.5 được cho sẽ gây ra làn sóng mới của Covid-19.
Đài truyền hình KBS đưa tin, ngày 28/12, Phó Chủ tịch Ủy ban Đối sách phòng dịch Trung ương thuộc Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) Cho Kyoo-hong cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có xu hướng lây nhiễm tại Trung Quốc, Hàn Quốc sẽ theo dõi sát sao tình hình và tích cực xử lý nhanh chóng để bảo đảm việc cung cấp vật phẩm thiết yếu như thuốc cảm cúm và vấn đề phòng dịch trong nước.
Theo nghiên cứu của Quỹ Commonwealth, các vaccine ngừa Covid-19 đã giúp ngăn chặn hơn 18,5 triệu ca nhập viện và 3,2 triệu ca tử vong tại Mỹ từ tháng 12/2020 đến 11/2022.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ một lần nữa khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang tại các khu vực trong nhà, trong bối cảnh số ca nhiễm các bệnh về đường hô hấp là cúm, RSV (virus hợp bào hô hấp) và Covid-19 tại quốc gia này đang tăng nhanh.
Làn sóng dịch Covid-19 mới xuất hiện tại nhiều quốc gia và những căn bệnh hô hấp cùng lúc bùng phát đang đẩy hệ thống y tế thế giới trước áp lực nặng nề của một “mùa đông dịch bệnh”. Tâm lý chủ quan, lơ là của một bộ phận người dân là nguyên nhân chính cản trở nỗ lực khống chế dịch.
Kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy, độc lực của biến thể phụ BQ.1.1 của dòng biến thể Omicron chỉ tương đương hoặc thậm chí yếu hơn so với các biến thể trước đó của virus SARS-CoV-2, trong đó có BA.5.
Ngày 7/12, Cơ quan điều phối phòng, chống dịch Covid-19 thuộc Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc ra thông báo về việc tiếp tục tối ưu hóa các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, theo hướng nới lỏng hàng loạt các hạn chế trên phạm vi cả nước.
Bộ trưởng Y tế Singapore, ông Ong Ye Kung nhận định, nước này cần chuẩn bị đối mặt với làn sóng mới của dịch Covid-19 khi có thêm nhiều người đi lại và các lễ hội diễn ra nhộn nhịp hơn vào dịp cuối năm.
Nhận định về những diễn biến mới của dịch Covid-19, nhật báo Le Monde cho biết, với khả năng thoát miễn dịch mạnh hơn, BQ.1.1 - biến thể dòng phụ mới của Omicron, đang liên tục phát triển, mặc dù dường như không khiến bệnh nặng hơn.
GS,TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhận định, tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, chưa ổn định và khó dự đoán. Miễn dịch đáp ứng do mắc phải hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian. Do đó, Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức nếu công bố hết dịch Covid-19.
Ngày 18/10, phát biểu trên truyền thông Đức bên lề Hội nghị thượng đỉnh Y tế thế giới diễn ra ở Berlin, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo không nên đánh giá thấp tình hình dịch bệnh trên trái đất, mặc dù số ca tử vong trong đại dịch Covid-19 đã giảm mạnh.
Singapore đang phải đối mặt với 1 làn sóng lây nhiễm Covid-19 do biến thể phụ XBB (còn được biết đến là BA.2.10) gây ra. Làn sóng mới này được dự báo sẽ đạt đỉnh vào giữa tháng 11 tới với bình quân 15 nghìn ca nhiễm mỗi ngày, và giới chức Singapore không loại trừ khả năng sẽ yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc trở lại.
Cơ quan thống kê Đan Mạch ngày 3/10 công bố kết quả phân tích cho biết, đại dịch Covid-19 đã khiến chính phủ nước này tiêu tốn 119,8 tỷ kroner Đan Mạch (DKK), tương ứng 15,8 tỷ USD với phần lớn các nguồn quỹ chi cho các khoản bồi thường tài chính.
Nhờ những bước tiến trong công tác phát triển vaccine, đại dịch Covid-19 dần được kiểm soát song hội chứng Covid kéo dài vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của những người từng nhiễm bệnh. Các nước trên thế giới đang tăng cường đầu tư vào hoạt động nghiên cứu về hội chứng này, nhằm giúp người dân sớm phục hồi sức khỏe.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca mắc mới và tử vong vì Covid-19 hằng tuần đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020 và ông kêu gọi thế giới nắm lấy cơ hội để chấm dứt đại dịch.
Ủy viên châu Âu phụ trách y tế và an toàn thực phẩm - bà Stella Kyriakides - ngày 2/9 xác nhận, Ủy ban châu Âu (EC) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho 2 loại vaccine đầu tiên tại Liên minh châu Âu (EU) được điều chỉnh để phòng ngừa những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 do Pfizer/BioNTech và Moderna sản xuất.