Mùa thu lịch sử

Mùa thu năm 1945 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam với những trang sử vàng chói lọi. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của Nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình...
Tuyên ngôn Độc lập: Thời khắc lịch sử và ý nghĩa trường tồn

Tuyên ngôn Độc lập: Thời khắc lịch sử và ý nghĩa trường tồn

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” lịch sử, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Bản Tuyên ngôn Độc lập về quyền con người, quyền dân tộc và sự thống nhất biện chứng giữa quyền con người và quyền dân tộc, về khát vọng và tinh thần đấu tranh kiên cường để giữ vững nền độc lập, tự do, do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo, đến nay, vẫn vẹn nguyên giá trị.
Tổng khởi nghĩa Tháng Tám: Một kỳ tích trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Tổng khởi nghĩa Tháng Tám: Một kỳ tích trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Tháng Tám mùa thu 1945, đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Đảng, của Ủy ban giải phóng dân tộc, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng, với quyết tâm to lớn, 25 triệu nhân dân ta từ Bắc tới Nam đã vùng lên làm cuộc tổng khởi nghĩa oanh liệt trên toàn quốc, tạo nên một kỳ tích trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Nhạc sĩ Văn Cao năm 1947. Ảnh: Trần Văn Lưu. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Nhạc sĩ Văn Cao)

Nhạc sĩ Văn Cao và sự ra đời bài “Tiến quân ca”

Quốc ca Việt Nam là bài “Tiến quân ca” do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác, với những giai điệu thiêng liêng, hào hùng. Bài hát ra đời gắn với những ký ức Việt Nam thời kỳ tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám cùng những kỷ niệm khó quên của tác giả.
Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Nguồn ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh TP Hồ Chí Minh).

[Infographic] Hoàn cảnh ra đời Bản Tuyên ngôn Độc lập

Ngày 25/8/1945, Hồ Chí Minh cùng Ủy ban Dân tộc giải phóng về đến Hà Nội. Người ở tại số nhà 48, phố Hàng Ngang của nhà tư sản dân tộc Trịnh Văn Bô. Cũng tại đây, trong những ngày tháng 8 lịch sử, Người đã viết Bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Dưới gốc đa Tân Trào, chiều ngày 16/8/1945, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1, ngay sau đó quân Việt Nam Giải phóng đã làm lễ xuất quân tiến về giải phóng Thủ đô Hà Nội trước sự chứng kiến của toàn thể đồng bào các dân tộc Việt Bắc và 60 đại biểu toàn quốc. Từ đó cho đến nay, cây đa Tân Trào đã trở thành một biểu tượng cách mạng của Thủ đô Khu giải phóng Tuyên Quang.

Cây đa Tân Trào - Tiếng vọng từ quá khứ tới tương lai

Di tích lịch sử cây đa Tân Trào cùng với các di tích khác trong Chiến khu Tân Trào đã trở thành điểm du lịch tham quan và tìm hiểu lịch sử nổi tiếng của tỉnh Tuyên Quang. Đã trải qua 77 năm kể từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nhưng mỗi lần ghé thăm Tân Trào, mỗi người dân Việt Nam lại như được hòa vào không khí hào hùng của những tháng năm lịch sử.
Đã 77 năm trôi qua kể từ khi Bác Hồ về Tân Trào (Tuyên Quang) chỉ đạo cách mạng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền, nhưng những ký ức về mùa thu lịch sử ấy vẫn còn vẹn nguyên và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ “ông già giữ sử” người Tày Hoàng Ngọc.

"Người giữ sử" Tháng Tám ở Thủ đô kháng chiến Tân Trào

Đã 77 năm trôi qua kể từ khi Bác Hồ về Tân Trào (Tuyên Quang) chỉ đạo cách mạng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền, nhưng những ký ức về mùa thu lịch sử ấy đã được “ông già giữ sử” người Tày Hoàng Ngọc ghi chép tỉ mỉ, cẩn thận và truyền lại cho đến hôm nay.
Ngày 19/8/1945, hàng vạn người dân Thủ đô dự míttinh tại Quảng trường Nhà hát Lớn thành phố chào mừng thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Phát huy giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám

Cách đây 77 năm, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đập tan ách áp bức, bóc lột của chế độ thực dân và phong kiến, giành lấy chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Ðông Nam Á.
Ký ức mùa thu năm 1945 và những địa danh lịch sử của Hà Nội

Ký ức mùa thu năm 1945 và những địa danh lịch sử của Hà Nội

Mùa thu năm 1945, cả dân tộc Việt Nam đã vùng lên giành độc lập và thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chứng tích lịch sử 76 năm trước vẫn còn ghi dấu ấn lên những con đường, góc phố, vườn hoa của Hà Nội ngày nay. Quá khứ vẫn nằm trong lòng hiện tại, nhắc nhớ chúng ta mỗi dịp thu về…

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: Tư liệu)

Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập

Tuyên ngôn Độc lập là áng văn lập quốc vĩ đại, là văn kiện có giá trị cao về tư tưởng, lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuyên ngôn trước toàn thế giới về kỷ nguyên độc lập của dân tộc Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ thiện chí hòa bình và quyết tâm sắt đá của nhân dân ta quyết bảo vệ nền độc lập mới giành lại được sau hơn 80 năm phải sống dưới ách cai trị của đế quốc xâm lược.
Lan tỏa giá trị của những hiện vật, tư liệu chiến tranh

Lan tỏa giá trị của những hiện vật, tư liệu chiến tranh

Mỗi hiện vật, tư liệu chiến tranh về giai đoạn Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 2/9 mang trong mình những câu chuyện riêng, được trưng bày trang trọng tại nhiều bảo tàng, như nhắc nhở những người trẻ về một giai đoạn lịch sử oanh liệt, hào hùng của cả dân tộc. 77 năm đã qua đi, những di sản ký ức này không chỉ là câu chuyện của quá khứ mà còn là thông điệp của thế hệ trước gửi lại cho muôn đời sau.
Toàn cảnh lễ đài tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2/9/1945. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III)

Thời khắc lịch sử mùa thu năm 1945

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng xem lại những thời khắc lịch sử của mùa thu năm 1945 qua các tài liệu lưu trữ của các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, Bảo tàng Hồ Chí Minh…
Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò: Điểm du lịch khám phá thú vị dịp 2/9

Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò: Điểm du lịch khám phá thú vị dịp 2/9

Đã 77 năm trôi qua, nhưng năm nào cũng vậy cứ đến ngày 2/9, dường như người dân đất Việt ở bất cứ nơi đâu cũng nhân lên gấp bội niềm tự hào về Tổ quốc thân yêu. Để hiểu rõ hơn truyền thống lịch sử giữ nước qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, những ngày này, rất nhiều gia đình, các bạn trẻ cả nước cùng du khách từ mọi miền đất khác nhau đã chọn Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò là điểm đến tham quan trong dịp nghỉ lễ.
Một quảng trường lịch sử

Một quảng trường lịch sử

Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1945-2021), xin được giới thiệu một số hình ảnh lịch sử, ghi lại các sự kiện sôi động trong những năm tháng độc lập đầu tiên (1945-1946), gắn với Quảng trường Nhà hát Lớn mà ngày nay mang tên "Quảng trường Cách mạng Tháng Tám".

Tết Độc Lập - Đi trong quá khứ, nghĩ về tương lai

Tết Độc Lập - Đi trong quá khứ, nghĩ về tương lai

Ngày Quốc khánh năm nay, người dân thủ đô lần đầu tiên đón Tết Độc Lập theo cách đặc biệt. Tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, những người làm báo chúng tôi dạo nhanh qua những địa danh lịch sử gắn với sự ra đời của đất nước Việt Nam mới. Những khoảnh khắc đặc biệt này cần được ghi nhớ, lưu giữ lại đâu đó bằng hình ảnh, những trang viết hoặc bằng chính ký ức.

Ảnh; Hà Nam

Vững bước trên con đường vẻ vang với tinh thần Tuyên ngôn Độc lập

Cách đây tròn 78 năm, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Cách mạng Tháng Tám thành công với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới-độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Xem thêm
back to top