Đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên trao biên bản ghi nhớ tiếp tục hỗ trợ tỉnh Luangprabang phát triển kinh tế-xã hội và triển khai mô hình phát triển nông-lâm nghiệp.

Điện Biên tiếp tục hỗ trợ 3 tỉnh Bắc Lào triển khai mô hình thí điểm trồng cây mắc-ca

Tiếp tục thực hiện các biên bản ghi nhớ hợp tác, hỗ trợ các Bắc Lào phát triển nông, lâm nghiệp, giai đoạn 2025-2027 tỉnh Điện Biên sẽ hỗ trợ cây giống mắc-ca, vật tư (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật....), cho ba tỉnh, gồm: Luangprabang, Oudomxay, Phongsaly (nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) thực hiện các mô hình phát triển cây mắc-ca.
Cán bộ Phòng Dân tộc huyện Tuần Giáo hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc-ca.

Tuần Giáo chú trọng phát triển cây mắc-ca

Dù gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, song với cách làm quyết liệt, chủ động của Ủy ban nhân dân huyện Tuần Giáo (tỉnh Ðiện Biên), việc triển khai trồng mới cây mắc-ca tại địa phương này đã đạt kế hoạch; các dự án trồng mắc-ca nhận được sự đồng thuận, tin tưởng của nhân dân các dân tộc.
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Tuần Giáo và Tập đoàn TH trao biên bản ký kết hợp tác thực hiện dự án mắc-ca tại Tuần Giáo.

Huyện Tuần Giáo và Tập đoàn TH cam kết hợp tác triển khai dự án mắc-ca

Tiếp tục triển khai dự án trồng, phát triển cây mắc-ca tại địa bàn huyện Tuần Giáo theo chủ trương được Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên phê duyệt dự án "Trồng, thâm canh cây mắc-ca tại huyện Tuần Giáo", Tập đoàn TH và Ủy ban nhân dân huyện Tuần Giáo vừa ký biên bản ghi nhớ về việc triển khai dự án theo trách nhiệm từng bên.
Đã hai năm trở lại đây, hơn 1.000ha cây mắc-ca ở huyện Tuần Giáo do không được nhà đầu tư chăm sóc khiến cây bị vàng lá, năng suất kém.

Nhiều khó khăn trong triển khai các dự án mắc-ca tại Điện Biên

Được cấp ủy, chính quyền địa phương ủng hộ; được Ủy ban nhân dân tỉnh đặc biệt quan tâm, thường xuyên đôn đốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, song tiến độ các dự án trồng cây mắc-ca tại Điện Biên đều rất chậm. Nguyên nhân chậm đã nhiều lần được nhà đầu tư, chính quyền các huyện cùng các sở, ngành chỉ rõ, nhưng việc tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án lại đang rất khó với địa phương này.
Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh các sản phẩm mắc-ca

Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh các sản phẩm mắc-ca

Mắc-ca là cây lâm nghiệp đa mục đích, góp phần nâng cao thu nhập của người dân và bảo vệ môi trường. Các sản phẩm từ mắc-ca được thị trường trong nước và nước ngoài ưa chuộng, qua đó tạo động lực quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp và người nông dân đầu tư sản xuất, kinh doanh để mang lại hiệu quả kinh tế cao...
Vườn mắc-ca trên 5 năm tuổi, cho thu hoạch ổn định tại thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên).

Bài 2: Phát triển bền vững, đúng quy hoạch

Cây mắc-ca hiện đã có những tác động tích cực tới đời sống, thu nhập và nhận thức của người dân, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn các tỉnh vùng Tây Bắc. Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực và thuận lợi, việc phát triển cây mắc-ca cũng đang gặp không ít khó khăn, trở ngại… Để phát triển cây mắc-ca bền vững cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ lập quy hoạch, khâu giống, xác định vùng trồng, quy mô sản xuất đến liên kết tiêu thụ và chế biến sản phẩm…

Đồi mắc-ca 3 năm tuổi tại huyện huyện Điện Biên (Điện Biên).

Phát triển bền vững cây mắc-ca vùng Tây Bắc

Ngày 15/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững mắc-ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, yêu cầu phát triển mắc-ca trên cơ sở phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương; từng bước hình thành ngành hàng mắc-ca theo chuỗi giá trị sản phẩm. Đề án cũng xác định phát triển mắc-ca tập trung tại các tỉnh khu vực Tây Bắc (chủ yếu tại Điện Biên, Lai Châu) và vùng Tây Nguyên…