Cụ thể, Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 130.175,67 tấn gạo để hỗ trợ người dân ở 24 tỉnh, thành phố ở khu vực phía nam và miền trung - Tây Nguyên.
Danh sách chi tiết khối lượng gạo cấp cho các tỉnh, thành phố như sau:
Đắk Lắk được cấp 534,390 tấn gạo.
Đắk Nông được cấp 577,110 tấn gạo.
Đồng Tháp được cấp 5.883,465 tấn gạo.
Tây Ninh được cấp 336,255 tấn gạo.
Cà Mau được cấp 2.862,33 tấn gạo.
Vĩnh Long được cấp 2.103,195 tấn gạo
Long An được cấp 807 tấn gạo.
Kiên Giang được cấp 2.278,170 tấn gạo.
Trà Vinh được cấp 1.738,950 tấn gạo.
Khánh Hòa được cấp 2.000 tấn gạo.
Bình Dương được cấp 11.325 tấn gạo.
Bến Tre được cấp 2.408,265 tấn gạo.
Bình Định được cấp 1.000,5 tấn gạo.
Giang được cấp 3.362,28 tấn gạo.
Nghệ An được cấp 341,1 tấn gạo.
Tiền Giang được cấp 3.006,25 tấn gạo.
Đồng Nai được cấp 3.128,505 tấn gạo.
Bà Rịa - Vũng Tàu được cấp 2.283,495 tấn gạo.
Phú Yên được cấp 1.852,665 tấn gạo.
Đà Nẵng được cấp 1.630,635 tấn gạo.
TP Cần Thơ được cấp 5.015,490 tấn gạo.
Bình Thuận được cấp 4.018,485 tấn gạo.
Ninh Thuận được cấp 577,2 tấn gạo.
TP Hồ Chí Minh được cấp 71.104,5 tấn gạo.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính xử lý cụ thể theo quy định, trách nhiệm về thông tin và số liệu báo cáo.
UBND tỉnh, thành phố nêu trên chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo và thực hiện hỗ trợ kịp thời đúng đối tượng, định mức theo quy định và phù hợp công tác phòng, chống dịch.
Trường hợp sau khi thực hiện, nếu vẫn còn khó khăn, UBND các tỉnh, địa phương nêu trên báo cáo các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, tiếp tục hỗ trợ.