Cả 6 trường hợp này đều mắc chứng DDMMN phức tạp kèm theo nhiều tiền sử bệnh lý khác. Trong đó đáng chú ý là một trường hợp bệnh nhân nam mắc chứng "rò động mạch cảnh xoang hang", một bệnh nhân nữ có túi phình mạch máu não có nguy cơ xuất huyết não bất cứ lúc nào và bốn trường hợp có khối DDMMN. Trước đây với những bệnh cảnh trên, các bác sĩ buộc phải phẫu thuật mở hộp sọ mang nhiều nguy cơ tai biến cao, hoặc nếu bệnh cảnh quá nặng bác sĩ đành bó tay.
Trong buổi sáng 29-9, các bệnh nhân này đã được áp dụng điều trị bằng phương pháp "can thiệp nội mạch" (luồn một ống thông trong lòng mạch máu đi tới tận búi dị dạng) với sự hỗ trợ của DSA máy kỹ thuật số xóa nền do các bác sĩ Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh thực hiện và cũng là lần đầu tiên được áp dụng tại bệnh viện các tỉnh phía nam.
Ưu điểm của phương pháp này là ít xâm lấn hơn phẫu thuật, điều trị cho những vùng não sâu không mổ được. Sau khi được can thiệp các bệnh nhân được xuất viện sau 2-3 ngày, tái khám sau 1 tuần, và chụp DSA kiểm tra sau 2- 3 tháng.
Bác sĩ Trần Chí Cường - người phụ trách chính trong ca mổ của Bệnh viện Đại học Y dược cho biết 3/6 ca này có tiền sử bệnh động kinh. Phát hiện này rất quan trọng, giúp các bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị chính xác với các trường hợp DDMMN dẫn tới chứng động kinh. Vì trước đây nhiều trường hợp (tuyến tỉnh) sau khi được chẩn đoán động kinh nghi ngờ có DDMMN nhưng vì bác sĩ không biết giới thiệu đi đâu để điều trị và cũng không dám chắc bệnh nhân sẽ được điều trị khỏi. Phát hiện này cũng sẽ góp phần làm giảm thiểu tình trạng tử vong đáng tiếc ở bệnh nhân động kinh do mắc DDMMN mà không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh viện Đại học Y dược sẽ bắt đầu thực hiện kỹ thuật trên kể từ này 29-9 với giá áp dụng cho mọi đối tượng bệnh nhân là 30 triệu đồng/ca.