Căn nhà nhỏ ven sông đón Bác về từ Chiến khu Việt Bắc

NDO -

Trên địa bàn thành phố Hà Nội, vẫn còn lưu giữ nhiều di tích gắn liền với hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Men theo đê sông Hồng, nằm lọt thỏm trong lòng một ngôi làng tại quận Tây Hồ, có một căn nhà gạch nhỏ, là nơi Bác Hồ đã từng lưu dấu để chuẩn bị cho những bước ngoặt lịch sử vĩ đại.

Căn nhà nhỏ ven sông đón Bác về từ Chiến khu Việt Bắc
ABC -0
 Nhà cụ Nguyễn Thị An thuộc Xóm 2, thôn Phú Gia (nay là Khu dân cư số 3, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) được biết tới là điểm dừng chân đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi trở về Hà Nội từ Chiến khu Việt Bắc từ ngày 23-25/8/1945 để ra mắt quốc dân đồng bào, chuẩn bị cho việc ra mắt Chính phủ lâm thời và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: Minh Duy)
ABC -0
Cụ Nguyễn Thị An là vợ Chánh tổng Công Ngọc Lâm. Ngọn lửa hồng cách mạng nhen nhóm và lan tỏa từ bên trong ngôi nhà bề thế quyền lực thời bấy giờ, dần trở thành một trong những cơ sở cách mạng tin cậy và vững chắc. (Ảnh: Minh Duy)
ABC -0
Mở cánh cửa đã phai màu, ông Công Ngọc Dũng, cháu nội cụ Nguyễn Thị An và là người trông coi Nhà lưu niệm Bác Hồ, đưa chúng tôi đi thăm từng gian nhà. Ông Dũng chia sẻ: “Tôi rất may mắn khi được sinh ra và lớn lên trong truyền thống cách mạng vẻ vang của gia đình. Mọi thành viên trong gia đình tôi đều đồng lòng và quyết tâm gìn giữ hiện trạng và từng kỷ niệm của Bác trong căn nhà”. (Ảnh: Minh Duy)
ABC -0
 Trong văn hóa Bắc bộ, gian giữa được cho là nơi quan trọng nhất của một căn nhà. Gia đình ông Dũng đã dùng gian giữa để đặt trang nghiêm, tôn kính ảnh Bác cùng dòng chữ “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”. (Ảnh: Minh Duy)
ABC -0
ABC -0
ABC -0
 Những hiện vật quý giá như chiếc sập gỗ, bộ trường kỷ mà Bác ngồi làm việc và nghỉ ngơi, chiếc máy đánh chữ Bác mang từ Chiến khu Việt Bắc về Hà Nội,... được bảo tồn, gìn giữ nguyên vẹn. (Ảnh: Minh Duy)
ABC -0
Chiếc gương soi, thau đồng mà Bác đã từng sử dụng đều là những bảo vật vô giá được nhiều thế hệ trong gia đình ông Dũng bảo quản vô cùng cẩn thận. (Ảnh: Minh Duy)
ABC -0
 Bể nước nơi góc sân mà Bác Hồ đã từng sử dụng và từng viên gạch lát mang dấu chân Người đến nay vẫn còn nguyên vẹn. (Ảnh: Minh Duy)
ABC -0
 Hai gian bên của căn nhà được bày trí trang trọng để giới thiệu những tư liệu, hiện vật trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Bác Hồ và các cán bộ cấp cao của Trung ương Đảng. Căn nhà đã trở thành một “địa chỉ đỏ” vừa là nơi lưu lại kỷ niệm của gia đình cụ Nguyễn Thị An, vừa giáo dục các thế hệ trẻ về tình yêu nước và tinh thần cách mạng. (Ảnh: Minh Duy)
ABC -0
 Thôn Phú Gia xưa kia vốn là cơ sở cách mạng của Đảng từ những thời kỳ tiền khởi nghĩa, nằm trong vùng “An toàn khu” của Trung ương Đảng suốt giai đoạn 1941-1945. Dân làng đã nuôi cơm và bảo vệ nhiều cán bộ cao cấp của Đảng như đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Lê Đức Thọ, Hoàng Tùng… (Ảnh: Minh Duy)
ABC -0
 Ngày 15/8/2019, ngôi nhà đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp thành phố với tên gọi “Địa điểm lưu niệm sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại gia đình cụ Nguyễn Thị An”. (Ảnh: Minh Duy)
ABC -0
 Căn nhà nhỏ nằm trong đê An Dương Vương này không chỉ là niềm tự hào của riêng gia đình ông Dũng, mà cũng là niềm vinh dự chung của bà con thôn Phú Gia, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội. (Ảnh: Minh Duy)